Episodios

  • Dân tộc Kurd dưới ống kính của nhiếp ảnh gia Lâm Đức Hiền trong hơn 30 năm
    Apr 23 2025
    Được biết đến với những bức hình dọc sông Mêkông, nhiếp ảnh gia, nhà báo ảnh người Pháp gốc Việt vẽ lại hành trình hơn 30 năm sự nghiệp, qua cuốn sách « Kurdistan, mon ami », kể về vùng đất xa lạ, nhưng gần gũi, khiến ông chia sẻ những đau thương với một dân tộc Kurd phải chịu nhiều mất mát vì chiến tranh, xung đột. Sinh ra tại Paksé, Lào, nhiếp ảnh gia người người Pháp gốc Việt Lâm Đức Hiền, được biết đến qua những tấm ảnh được đăng trên những tờ báo lớn của Pháp như Libération, Le Monde hay Paris Match. Ông cũng giành được nhiều giải thưởng về nhiếp ảnh tại Pháp đặc biệt là giải quán quân Word Press Photo cho bộ ảnh « Gens d’Irak » - Những người dân Irak.Vào cuối năm 2024, ông đã cho ra mắt độc giả tại Pháp cuốn « Kurdistan, mon ami » - « Kurdistan, người bạn của tôi », kể về những gắn bó của ông với mảnh đất chịu nhiều đau thương, nơi mà ông đặt chân đến cách nay 30 năm trong những ngày đầu sự nghiệp nhiếp ảnh. Với lối kể chuyện chậm rãi, tái hiện ký ức về cuộc gặp gỡ với người dân Irak, xen kẽ với những bức ảnh khó tả, cuốn sách là những đồng cảm của một « thuyền nhân » với dân tộc Kurdistan phải đi tị nạn, chốn chạy xung đột, chiến tranh, như một cách để « kể cho thế giới » về một dân tộc « chẳng ai quan tâm », về những nỗi đau ẩn giấu trong thế giới « Nghìn lẻ một đêm ».RFI Pháp ngữ đã có dịp phỏng vấn ông về cuốn sách có thể nói là đánh dấu 30 năm sự nghiệp nhiếp ảnh của người con sông Mêkông, ban Tiếng Việt xin trích dịch.***Cuốn sách « Kurdistan, mon ami », được giới thiệu như là một tác phẩm kể về hơn 30 năm làm nhiếp ảnh, báo ảnh của ông. Ông có thể giải thích lý do tại sao không ?Lâm Đức Hiền: Lần đầu tiên tôi đến Kurdistan cách nay hơn 30 năm. Đó là vào năm 1991, trong một chuyến đi hỗ trợ nhân đạo sau cuộc thảm sát người Kurd của Saddam Hussein. Lúc đó, tôi khám phá một dân tộc phải trả qua nhiều đau đớn, nhưng họ kiên cường và có khả năng phục hồi to lớn. Những chiến binh Peshmergas đã bảo vệ tôi, cho phép tôi làm việc, chụp ảnh họ. Tôi ở đó gần một năm, và vài năm sau đó, tôi trở thành nhiếp ảnh gia và tiếp tục quay lại thường xuyên.Tôi cũng đã suýt chết nhiều lần. Một lần trong vụ tai nạn xe hơi, nhưng người Kurd đã cứu tôi. Một lần khác, khi chế độ Hussein sụp đổ, tôi bị rơi vào giữa làn đạn của quân khủng bố al-Qaeda và quân đội Hoa Kỳ.Vào năm 2013, trong một lần đi làm phóng sự, tôi đã có một trải nghiệm đặc biệt đáng sợ, khiến tôi quyết định ngừng đưa tin về chiến tranh, và phải mất 10 năm sau, tôi mới có thể chữa lành vết thương và quay lại với nhiếp ảnh.Tuy nhiên, mối liên hệ với người Kurd vẫn mạnh mẽ, thôi thúc tôi quay lại để tìm những người tôi đã chụp ảnh vào năm 1991, tìm hiểu về họ, hiện giờ ra sao. Cuối cùng, tôi quyết định kể câu chuyện của họ thông qua một cuốn sách.Trong cuốn sách, ông đề cập đến những cuộc chạm trán quyết liệt, cũng như những cuộc gặp đáng nhớ, kết bạn với những người Kurd, mà một trong số họ đã trở thành những nhân vật quan trọng. Những mối liên hệ này đã ảnh hưởng thế nào đến công việc và tầm nhìn của ông về Kurdistan? Lâm Đức Hiền: Năm 2015, trong một lần làm việc cho tờ Le Monde, tôi vô tình đến chiến tuyến giữa người Kurd và tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo Daech. Một chiến binh người Kurd trẻ tuổi đã hỏi tôi rằng đây có phải lần đầu tiên tôi đến Kurdistan không. Tôi cười và trả lời: "Không, trước khi cậu sinh ra, thì tôi đã ở đây rồi."Khi tôi cho cậu ấy xem những bức ảnh cũ của tôi từ năm 1991, chỉ huy của cậu ấy nhận ra rằng tôi đã chụp ảnh người đàn ông hiện trở thành bộ trưởng Quốc Phòng Kurdistan. Từ thời điểm đó, người này đã hỗ trợ tôi tất nhiều, đưa tôi đến những nơi đặc biệt, để thực hiện cuốn sách về người Kurd, về một dân tộc không được ai quan tâm. Dần dần, tôi tìm thấy những người mà tôi đã chụp ảnh ...
    Más Menos
    10 m
  • Học tiếng Pháp miễn phí ở đâu khi Paris thắt chặt điều kiện nhập cư ?
    Apr 18 2025
    Đối với người nước ngoài, tại Pháp, tiếng Pháp trở thành một trong những điều kiện bắt buộc để được cấp thẻ cư trú và hội nhập vào xã hội. Từ tháng 07/2025, người xin thẻ cư trú hoặc quốc tịch Pháp có ba cách để chứng minh trình độ tiếng Pháp : có bằng cấp của Pháp ; bất kỳ bằng chứng nào khác chứng minh thành thạo tiếng Pháp ; chứng chỉ ngôn ngữ tương ứng với mỗi loại thẻ cư trú : A2 cho thẻ từ 2-4 năm, B1 cho thẻ 10 năm và B2 để xin quốc tịch. Chứng chỉ A2 tương đương với trình độ học sinh cấp 2, B1 tương đương với cấp 3 và B2 tương đương với trình độ đại học. Một điều kiện thắt chặt khác là sau khi đã ba lần có thẻ cư trú một năm, người nước ngoài phải xin thẻ cư trú nhiều năm, và như vậy, cần chứng chỉ tiếng Pháp A2. Nếu không chứng minh được, đơn xin có thể bị từ chối, dù đã sống ổn định ở Pháp hoặc đoàn tụ gia đình. Riêng về xin quốc tịch, điều kiện về tiếng Pháp cũng bị thắt chặt hơn, cần trình độ B2 (nói, viết) kể từ tháng 07/2025 thay vì B1 như hiện nay.Quy định thắt chặt mới được ghi rõ trong Thông tư bộ trưởng Nội Vụ Bruno Retailleau tháng 01/2025 và có hiệu lực cho đến khi có luật nhập cư mới, dự kiến vào năm 2026. Bộ trưởng Othaman Nasrou, phụ trách Quyền Công dân và Chống phân biệt, khẳng định là chính quyền “sẽ khắt khe hơn về mặt hòa nhập xã hội”.Đọc thêm : Học tiếng Pháp với giáo trình Parlez-vous Paris của RFIĐể tạo thuận lợi cho người nước ngoài học tiếng Pháp, chính quyền triển khai nhiều phương tiện dạy học. Tuy nhiên, các lớp học trực tiếp, có giáo viên hướng dẫn chỉ còn dành cho người mới đến, chưa biết tiếng Pháp. Còn đối với người đã biết tiếng Pháp, họ có rất nhiều trang web tự học và trắc nghiệm trình độ (tham khảo trang FUN MOOC). Chính điều này khiến các tổ chức phi chính phủ, hiệp hội giúp đỡ người nhập cư, tị nạn lo ngại và lên án vì như bỏ rơi người nhập cư, mặc họ tự xoay sở.Trả lời RFI Tiếng Việt ngày 04/04/2025 khi nói về việc chính phủ “thắt chặt kiểm soát nhập cư bất hợp pháp và tiến trình hội nhập”, ông Félix Guyon, trường THOT chuyên dạy tiếng Pháp cho người tị nạn và xin tị nạn ở vùng Ile-de-France, nêu một thực tế là không phải người nước ngoài nào cũng có điều kiện vật chất (máy tính, máy tính bảng) hoặc có kết nối internet tốt để có thể tự luyện tập.Các hiệp hội tổ chức lớp học tiếng Pháp miễn phí cho người nước ngoàiTuy nhiên, để bổ sung cho “sự giảm cam kết của Nhà nước”, theo cáo buộc của các hiệp hội bảo vệ người tị nạn, di dân nước ngoài, có hàng nghìn chương trình dạy tiếng Pháp, đặc biệt là ở vùng Ile-de-France (Paris và vùng phụ cận), được các hiệp hội và trường tư tổ chức miễn phí cho người nhập cư. Trường THOT (viết tắt của Transmettre un Horizon à tous, Truyền tải cả một chân trời đến mọi người) là một trong số đó. Ông Félix Guyon giải thích :“Hiện tại, trường THOT có 6 lớp học với khoảng 15 học viên mỗi lớp. Mỗi kỳ chúng tôi nhận được từ 200 đến 500 đăng ký. Do số lượng yêu cầu nhiều hơn số chỗ cho nên chúng tôi phải tuyển chọn học viên dựa trên các tiêu chí như không có bằng cấp, không nói được tiếng Pháp hoặc nói được ít tiếng Pháp, sống ở vùng Île-de-France và có thể học được 10 giờ mỗi tuần. Họ được yêu cầu đến làm bài kiểm tra để xếp vào lớp có trình độ tương ứng. Đối với những người mà chúng tôi không thể tiếp đón được, chúng tôi sẽ cố gắng hướng dẫn họ, cung cấp cho họ địa chỉ và thông tin liên lạc của những nơi khác - có rất nhiều cơ sở ở Paris và vùng lân cận - để họ có thể nhanh chóng tìm được lớp học phù hợp. Chúng tôi có rất nhiều yêu cầu và đáng tiếc là chúng tôi không thể đáp ứng được hết”.Người nước ngoài muốn học tiếng Pháp có thể truy cập vào các trang web hoặc ứng dụng, như BonjourBonjour hoặc Réseau Alpha.... chọn “học trực tiếp” hoặc “học trực tuyến (online)”, chọn khu vực sinh sống để có ...
    Más Menos
    9 m
  • Từ Hitler đến Trump, vì sao kiến trúc hiện đại bị ghét bỏ ?
    Apr 9 2025
    Trong hàng loạt sắc lệnh hành pháp được ký ngay ngày đầu tiên nhậm chức của tân tổng thống Mỹ, ngày 20/01/2025, chỉ có một bản ghi nhớ duy nhất liên quan đến văn hóa, thẩm mỹ, kiến trúc, đó là chính sách « thúc đẩy kiến trúc công dân liên bang đẹp đẽ ». Theo bình luận của nhật báo The Wall Street Journal, kiến trúc là mục tiêu đầu tiên trong « cuộc chiến văn hóa » của chính quyền tổng thống Donald Trump. Cùng với thông tín viên Bùi Uyên, đồng thời là kiến trúc sư tại Paris, RFI tìm hiểu tại sao kiến trúc hiện đại lại trở thành cái gai trong mắt Donald Trump.RFI : Chính sách của tổng thống Mỹ Donald Trump « thúc đẩy kiến trúc công dân liên bang đẹp đẽ » cụ thể đề cập đến những chủ đề gì ? KTS. Bùi Uyên : Sắc lệnh này yêu cầu tất cả các tòa nhà chính phủ liên bang mới phải tôn trọng di sản kiến trúc địa phương truyền thống và cổ điển, các dự án mang phong cách khác sẽ không được chấp thuận. Bản ghi nhớ này bị lu mờ bởi những tuyên bố chấn động hơn. Ít người biết được rằng bản ghi nhớ này nằm trong chiến dịch lâu nay của đảng cánh hữu Mỹ, đặc biệt là cá nhân tổng thống Donald Trump, chống lại kiến trúc hiện đại và hậu hiện đại, mà họ cho là « xấu xí ».Họ cho rằng kiến trúc thoát khỏi các quy tắc của chủ nghĩa cổ điển đồng nghĩa với phản bội chủ nghĩa nhân văn và truyền thống thẩm mỹ vốn có của nền dân chủ Mỹ. Nhưng chỉ đến nhiệm kỳ của tổng thống Donald Trump, tư tưởng này mới biến thành một sắc lệnh hành pháp, được ban hành từ cuối nhiệm kỳ trước, và khôi phục lại ngay từ ngày đầu ông Trump trở lại Tòa Bạch Ốc.Trong sắc lệnh cùng tên ban hành cuối năm 2020, vẻ đẹp của kiến trúc cổ điển Hy Lạp và La Mã cổ đại được dẫn chứng như biểu tượng của vẻ đẹp không gian công cộng và niềm tự hào công dân, cho bản sắc của nước Mỹ, mang lại được sự kính trọng của đại chúng. Các công trình liên bang xây mới phải mang phong cách cổ điển, tân cổ điển, art décor. Đối với các công trình cần tu bổ, cải tạo, có thể tính đến việc phá đi xây lại theo phong cách cổ điển. Mâu thuẫn là ở chỗ, trước khi bước vào chính trường, vị tổng thống thứ 45 và 47 của nước Mỹ được biết đến là một chủ đầu tư bất động sản, với những tòa nhà kính thép mang phong cách hiện đại. Minh chứng rõ nhất là tòa cao ốc chọc trời mang tên ông giữa lòng New York.Không dừng lại ở kiến trúc, sự áp đặt trong thiết kế các công trình liên bang này là một chính sách nằm trong một đường lối theo xu hướng độc đoán về tư tưởng, hạn chế sự tự do trong biểu hiện nghệ thuật. Mới đây, việc ông Trump trở thành chủ tịch trung tâm nghệ thuật biểu diễn Kennedy Memorial Center và việc sa thải chủ tịch, cũng như nhiều nhân viên hội đồng quản trị của trung tâm, là một minh chứng tiếp theo cho chính sách thao túng và định hướng văn hóa của chính quyền Donald Trump.RFI : Như vậy có nghĩa là kiến ​​trúc có thể trở thành một công cụ tuyên truyền tư tưởng chính trị ?KTS. Bùi Uyên : Khác với các loại hình nghệ thuật khác, trong mắt các nhà cầm quyền, công trình kiến trúc trụ sở công là một phương tiện trực quan ưu tiên để biểu trưng quyền lực và truyền tải những tư tưởng chính trị. Để so sánh, việc tuyên truyền bằng các loại hình nghệ thuật khác như âm nhạc, thi ca, hội họa, phim ảnh, cần một sự tiếp nhận chủ động của công chúng bằng cách đọc, nghe, xem ... Trong khi đó, với ưu thế tọa lạc nơi không gian công cộng, các tòa trụ sở được trưng ra trước dân chúng, buộc người dân phải tiếp nhận thông điệp của nó.Nhưng tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ không phải là người đầu tiên dùng kiến trúc như một công cụ tuyên truyền chính trị. Trong lịch sử nước Mỹ, kiến trúc của các công trình công cộng luôn phản ánh tầm nhìn và ý chí chiến lược đương thời. Chủ nghĩa cổ điển của Hy Lạp và La Mã trong thế kỷ 18 và 19 được dùng để gợi lên sự ổn định và tinh tế. Việc áp dụng phong cách « ...
    Más Menos
    10 m
  • Chống di dân bất hợp pháp : Pháp thắt chặt điều kiện nhập cư và quá trình hội nhập
    Apr 4 2025
    Pháp thắt chặt kiểm soát tình trạng nhập cư bất hợp pháp và nhập cư nói chung sau nhiều vụ giết người, khủng bố mà thủ phạm là người nhập cư bất hợp pháp và là đối tượng bị trục xuất. Theo thông tư về “cho phép lưu trú đặc biệt” được bộ trưởng Nội Vụ Bruno Retailleau công bố ngày 24/01/2025, để được hợp thức hóa giấy tờ, người nhập cư bất hợp pháp phải chứng minh sống ở Pháp 7 năm thay vì 5 năm như trước, có việc làm và chứng chỉ tiếng Pháp theo yêu cầu. Bản hướng dẫn dài 3 trang gửi đến các tỉnh trưởng, nhấn mạnh : “Việc cho phép lưu trú đặc biệt (AES) dành cho người nhập cư bất hợp pháp phải đáp ứng các điều kiện nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật. AES không phải là con đường thông thường để nhập cư và được quyền cư trú”. Cụ thể, thông tư tập trung hai mục tiêu chính : thắt chặt điều kiện về hợp pháp hóa giấy tờ đối với người nhập cư bất hợp pháp ; tăng cường yêu cầu hòa nhập vào xã hội, trong đó có đòi hỏi về trình độ ngôn ngữ.Hợp thức hóa theo tiêu chí lao độngỞ điểm thứ nhất, thông tư yêu cầu các tỉnh trưởng tập trung hợp thức hóa giấy tờ cho lao động nhập cư trong các ngành nghề thiếu nhân lực, trái ngược với việc hợp thức hóa giấy tờ theo diện cá nhân và đoàn tụ gia đình tại Pháp, cho đến nay vẫn được ưu tiên và chiếm đa số. Đối với các đối tượng khác, điều kiện cho phép lưu trú bị thắt chặt hơn nhiều.Thực ra, việc hợp thức hóa giấy tờ cho nhân viên các ngành thiếu lao động đã được quy định trong Luật Di trú ngày 26/01/2024, gồm ba điều kiện chính : sống tại Pháp 3 năm, có thâm niên 12 tháng làm việc và làm một trong các nghề thiếu lao động được ghi trong danh sách ban hành theo sắc lệnh. Tuy nhiên, vẫn trong các ngành nghề thiếu lao động, một người nhập cư bất hợp pháp “làm chui” sẽ phải đáp ứng yêu cầu “sống tại Pháp 7 năm”, thay vì 5 năm như hiện nay.Đọc thêmPháp trù tính nhập cư lao động đối với những ngành nghề thiếu nhân côngTrả lời RFI Tiếng Việt, ông Felix Guyon, đại diện của THOT, trường dạy tiếng Pháp cho người tị nạn và người xin tị nạn, vùng Ile-de-France (Paris và vùng phụ cận), đánh giá :“Thông tư Valls (bộ trưởng Nội Vụ 2012-2014) có giá trị cho đến tháng 01/2025, đòi hỏi lao động nhập cư bất hợp pháp phải chứng minh sống tại Pháp 5 năm và làm việc 2 năm rưỡi. Và hiện giờ là yêu cầu 7 năm sống tại Pháp. Đây là một biện pháp thắt chặt rất cứng rắn. Và chúng tôi thấy đây là món quà dành cho những ông chủ vô đạo đức vì họ có thể giữ những người lao động không giấy tờ sống trong tình trạng bất hợp pháp, không có quyền lợi trong thời gian dài hơn. Thông tư Retailleau thắt chặt hơn rất nhiều”.Phải có chứng chỉ tiếng Pháp theo loại hình thẻ cư trúNgoài điều kiện sống tại Pháp 7 năm, các tỉnh trưởng sẽ phải đánh giá trình độ tiếng Pháp của người nhập cư thông qua “bằng cấp của Pháp hoặc chứng chỉ ngôn ngữ”. Điều kiện này sẽ được áp dụng từ ngày 01/07/2025 cho tất cả những người nước ngoài xin thẻ cư trú, thay vì chỉ cần “có khả năng giao tiếp cơ bản bằng tiếng Pháp” là đủ như đang áp dụng. Điều kiện ngặt nghèo này cũng bị ông Felix Guyon chỉ trích :“Đó là một trở ngại cho những người nước ngoài đang sống bất hợp pháp ở Pháp, mà thực ra là đối với cả những người sống hợp pháp, bởi vì tiếng Pháp đang được Nhà nước sử dụng như một công cụ cho chính sách kiểm soát ngày càng gay gắt hơn và được tiếp tục kể từ đầu những năm 2010 với các yêu cầu ngày càng cao hơn mà không hẳn mang tính xây dựng. Trên thực tế, luật mới này sẽ làm tăng đáng kể yêu cầu kiểm tra tiếng Pháp. Để có được giấy phép cư trú nhiều năm, từ giờ sẽ phải có trình độ A2, để có được thẻ thường trú nhân thì cần có trình độ nâng cao B1, và để được nhập tịch quốc tịch Pháp thì phải có trình độ B2. Đó là những trình độ rất cao.Đó là lý do tôi nói rằng yêu cầu mới sẽ ảnh hưởng đến ...
    Más Menos
    9 m
  • Người Việt di dân ở Anh và chính sách siết chặt nhập cư của Luân Đôn
    Apr 2 2025
    Đúng 5 năm sau khi hiệp định Brexit có hiệu lực, vấn đề người nhập cư và di trú vẫn là chủ đề nóng ở Anh, liên quan đến dòng người từ Pháp và các nước Liên Âu sang Anh trái phép. Để đối phó, Anh và Pháp trong tháng 02/2025 đã lập ra đơn vị tuần tra hỗn hợp để hạn chế đoàn "thuyền nhỏ" chở di dân, gồm người Việt Nam, vào Anh. Luân Đôn cũng đưa ra nhiều quy định siết chặt hơn luật di trú. Thông tín viên Nguyễn Giang từ Luân Đôn giải thích. RFI : Người VN ở Anh nghĩ gì và làm gì trước các lệnh siết chặt kiểm tra lao động chui, phạt nặng chủ thuê lao động không giấy tờ ?TTV Nguyễn Giang : Từ mấy năm qua, nghề làm móng tay (nails) của người Việt Nam ở Anh đã gặp vấn đề về nguồn nhân lực. Lý do là số người làm “thợ nails” có giấy tờ cư trú, và giấy phép lao động, trở thành đối tượng được mời chào, trả giá thuê hàng tuần cao nên chủ tiệm sẽ phải chịu giảm doanh thu để giữ thợ. Nếu không, người ta sẽ đi làm cho chủ khác, hoặc ra mở tiệm riêng. Còn số nhân công thiếu giấy tờ thì bị truy bắt, và việc thuê họ rất rủi ro nên người làm nghề này lo sợ không dám thuê. Mức phạt mới rất cao, tới 60 nghìn bảng (trên 71 nghìn euro) cho một trường hợp thuê lậu, gây ra tâm lý lo sợ.Trong một vụ mới tuần thứ 2 của tháng 03/2025, được một người Việt chia sẻ trên trang Facebook của cộng đồng Việt tại Anh thì một chủ tiệm nail bị phạt tới 128 nghìn bảng (bằng 165 nghìn đô la Mỹ) cho 4 người Việt khác có mặt trong tiệm mà nhân viên công lực khi kiểm tra, đã nói là “làm việc lậu”. Xin nhắc lại là kể cả với thợ làm nail có giấy tờ cư trú dạng visa, trong visa ghi là làm việc ở đâu, do chủ nào tuyển (sponsor) thì chỉ được làm ở đó, theo đúng công ty, chứ không được đi làm chỗ khác. Không rõ câu chuyện đằng sau thế nào nhưng khi khiếu nại thì chủ tiệm đó nói 4 người đó chỉ là khách đến chơi, không phải lao động chui. Kết quả là vẫn bị phạt, nhưng chỉ là gần 20 nghìn bảng Anh (civil penalty), thay vì 128 nghìn.Đây là vụ việc có thật, khớp với thông tin tôi nghe từ trước khi tiếp xúc với bà con Việt Nam ở Anh là những tháng trước, khi đưa các vụ đó ra tòa thì mức phạt không cao. Nhưng nay, ví dụ trong 3 trường hợp thuê người lậu ở một công ty có tiệm làm móng thì tòa sẽ phạt ít nhất là 1 trường hợp, và như thế công ty đó không phá sản hoàn toàn, mà vẫn có thể tồn tại để đóng thuế tiếp. Không rõ đây có phải là “sự nhân đạo” hay là cách mà nguồn thu của chính quyền vẫn có và chủ tiệm bị phạt, chịu sự răn đe rồi vẫn làm việc tiếp, chứ không đóng quán. Bởi nếu đóng quán thì người chủ là công dân Anh sẽ nhận tiền thất nghiệp, tạo gánh nặng cho ngân sách.Xin nói thêm đây là chuyện xảy ra với mọi sắc dân, mọi ngành nghề, gồm cả xây dựng, nghề làm nhà hàng, sản xuất thực phẩm ... chứ không riêng gì ngành nail của người Việt Nam. Có lẽ đây là cách kiểm soát chặt hơn nguồn nhân lực đã có mặt ở Anh.Tình hình khó khăn nên nhiều trang Facebook của người Việt Nam thông báo với nhau về chuyện xin hồi hương. Vấn đề cũng được chính phủ Anh đẩy mạnh gần đây. Quan chức Anh đã sang làm việc với chính phủ Việt Nam về biện pháp ngăn chặn kỹ hơn dòng người di cư trái phép. Hôm 06/03 vừa qua, phái đoàn do ông Adam Gardner từ bộ Nội Vụ Vương quốc Anh dẫn đầu đã đến thăm, làm việc với tỉnh Quảng Bình về “dự án phòng, chống mua bán người và nô lệ hiện đại tại Việt Nam”, theo truyền thông hai nước. Bên cạnh đó thì ở Anh dịch vụ tư vấn tỵ nạn cũng đang nở rộ.RFI : Được biết là Anh vẫn là điểm đến của du học từ VN, vậy nên hiểu tình hình ra sao khi mà Anh muốn giảm dòng người nhập cư ?TTV Nguyễn Giang : Hiện Anh vẫn ưu tiên cho sinh viên nước ngoài (gồm cả Việt Nam) được gia hạn visa sau khi tốt nghiệp, bởi vì trong khi chặn nguồn nhập cư lậu thì Anh vẫn thiếu nhân công có tay nghề và có trình độ, khi mà lao động bản địa già đi và cả triệu người thường xuyên nhận trợ cấp sức khỏe...
    Más Menos
    11 m
  • HomeExchange, dịch vụ trao đổi nhà có thể thay thế Airbnb ?
    Mar 28 2025
    Nếu bạn sống trong một căn hộ ở Paris, bạn có thể « trao đổi » nhà ở với một người khác trong lúc bạn đang vắng nhà, bận công việc phải đi xa. Sau đó, khi đến phiên bạn được đi nghỉ hè, bạn sẽ được một người khác cho mượn nhà, có thể là ở Lisbon, Roma hoặc Florida. Dịch vụ trao đổi nhà ở giữa các thành viên trong cùng một nhóm với nhau, gọi là HomeExchange, thực ra đã có từ lâu nhưng nay bắt đầu phát triển mạnh trở lại. Mạng dịch vụ « HomeExchange » ban đầu là một công ty Mỹ. Đến năm 2017, mạng này được một doanh nhân người Pháp (ông Emmanuel Arnaud) mua lại, rồi sáp nhập vào công ty « Guest to Guest » chuyên tạo cơ hội trao đổi kinh doanh giữa người tiêu dùng với nhau. Theo báo Les Échos, ngày càng có nhiều khách du lịch Tây phương chọn dịch vụ đổi nhà này vì họ không chi quá nhiều tiền lưu trú trong những kỳ nghỉ gia đình. Sự phát triển mạnh của các nền tảng trực tuyến cũng như tỷ lệ lạm phát cao, khiến cho nhiều du khách Âu-Mỹ đi tìm những giải pháp thay thế cho việc thuê phòng khách sạn truyền thống hay dịch vụ lưu trú ngắn ngày Airbnb.HomeExchange hiện có mặt tại 140 nước trên thế giớiĐể tham gia vào mạng dịch vụ HomeExchange, trước hết bạn phải sở hữu một căn hộ để có thể trao đổi với những người khác, sau đó bạn đăng ký làm thành viên cộng đồng này với mức phí hàng năm khoảng 210 euro. Các thành viên thường được chia thành nhiều nhóm, tùy theo khu vực, thành phố, ngôn ngữ hay quốc tịch ..... các thành viên trung thành thường đăng tin nhắn trên mạng và chia sẻ với nhau những khung thời gian họ muốn đổi nhà hoặc cho mượn nhà ở mà không lấy tiền. Mỗi lần làm như vậy, thành viên được tính thêm điểm (guest points / GP) và như vậy họ có thể dùng điểm ngay tức khắc hoặc đợi thêm một thời gian, tích lũy thêm điểm khi có dịp cần đi nghỉ mát ở một nơi khác, chọn một căn nhà cao cấp hơn. Mạng HomeExchange hiện có hơn 200.000 thành viên tại 140 nước trên thế giới và đã thực hiện 296.215 vụ đổi nhà trong năm qua.Theo nhà nghiên cứu Pascale Senk, đồng tác giả với ông Martin Rubio, quyển sách hướng dẫn « Échanger sa maison (le nouvel esprit du voyage) » nhà xuất bản Éditions des Équateurs, hình thức trao đổi nhà ở ban đầu nhằm mục đích tạo ra một cung cách mới cho khách thích đi du lịch. Với thời gian, trào lưu này đã thực sự trở thành một hiện tượng xã hội, khá thịnh hành tại các nước Âu-Mỹ. Trả lời phỏng vấn RFI Pháp ngữ, tác giả Pascale Senk cho biết mô hình đổi nhà giữa các thành viên với nhau phát triển mạnh vì phù hợp với tinh thần « du lịch bền vững » : giảm thiểu các chi phí, đồng thời nâng cao lợi ích cho môi trường và cho các cộng đồng địa phương. Trái với dịch vụ Airbnb, mạng lưới cho mượn nhà miễn phí không gây ra tình trạng khan hiếm nhà ở cho dân. Nói như vậy thì nước nào luôn giành lấy vị trí quán quân trên bảng xếp hạng này và đâu là các cộng đồng thành viên năng động trong việc tham gia phát triển mô hình đi đu lịch dựa trên việc trao dổi nahf với nhau. Cô Pascale Senk cho biết : « Đứng đầu danh sách này vẫn là các thành viên ở Bắc Mỹ kể cả Hoa Kỳ và Canada. Kế theo sau là các thành viên tại Úc, New Zealand và xa hơn nữa có Nam Phi. Tình trạng này phần lớn là do hệ ngôn ngữ : Mỹ, Canada hay Úc đều sử dụng tiếng Anh và việc nói cùng một ngôn ngữ tạo thêm nhiều điều kiện dễ dàng thuận lợi cho việc trao đổi. Và cũng đừng quên rằng, thói quen trao đổi nhà ở bắt nguồn từ Hoa Kỳ. Vào năm 1954, các giáo sư đại học người Mỹ ở New York đã có sáng kiến trao đổi nhà ở giữa giới giáo viên với nhau trên toàn bộ các bang nước Mỹ. Công ty hàng không Mỹ Panam sau đó đã lấy lại sáng kiến này bằng cách tổ chức trao đổi nhà ở giữa các nhóm nhân viên với nhau, nhân các kỳ nghỉ hè. Sau Hoa Kỳ, đến phiên Canada, rồi Thụy Sĩ và Hà Lan bắt nhịp trào lưu. Các gia đình giáo viên hay nhân viên công ty tha hồ đi du lịch mà không sợ tốn quá nhiều tiền, trong kỳ nghỉ hè có thể dài đến một tháng. Từ chuyện trao ...
    Más Menos
    9 m
  • Năm năm sau Brexit, làn sóng di dân vào Vương quốc Anh vẫn là vấn đề nổi cộm
    Mar 26 2025
    Nhìn lại 5 năm sau khi thỏa thuận Brexit có hiệu lực (từ 31/01/2020), vấn đề di dân vào Anh, cả hợp pháp và trái phép, vẫn là vấn đề nổi cộm lớn ở quốc gia nay đã nằm ngoài Liên Hiệp Châu Âu, dẫu rằng cắt giảm di dân là một tiêu chí của Brexit. Thông tín viên Nguyễn Giang từ Anh quốc tìm hiểu chủ đề này. RFI : 5 năm sau khi Thỏa thuận Brexit đưa Anh ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu có hiệu lực, vấn đề di dân vào Vương quốc Anh nay ra sao? Dư luận Anh nghĩ gì về chuyện này ?TTV NGUYỄN GIANG: Có thể nói là sau 5 năm Brexit, dòng người vào Anh vẫn đông hơn dòng người ra đi, khiến con số ròng nhập cư vào Anh tăng lên. Tuy thế, thành phần của các nhóm người tới Anh có sự thay đổi. Chúng ta nhớ rằng Brexit năm 2016 chính là hệ quả của việc quá 50% (dù không lớn) cử tri Anh muốn ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu (EU) để dân các nước khác trong EU không thể tới Anh sinh sống tự do.Nước Anh đã đạt được điều này vì lý do chủ quan (Brexit referendum) và khách quan là sau đại dịch Covid, số người từ châu Âu thuộc EU tới Anh giảm, và kinh tế Anh kém đi, người EU quay về đất nước họ, như trường hợp của Ba Lan, nơi có tăng trưởng kinh tế tốt hơn Anh.Bù vào đó thì di dân từ các nước khác trên thế giới, tạm gọi là nhóm nhập cư ngoài EU, lại tăng lên từ năm 2020. Người từ các nước Commonwealth (ví dụ Nigeria) hay đặc khu như Hồng Kông (nơi có nhóm mang hộ chiếu hải ngoại của Anh), và cả Trung Đông, Đông Nam Á (chủ yếu từ Việt Nam), vẫn vào Anh đều đều. Đặc biệt, trong giai đoạn 2021-2024, con số nhập cư ròng tăng mạnh, đạt trên 900 nghìn/năm tính vào thời điểm đầu năm 2024. Số dân EU thì sang Anh giảm dần đều từ đầu năm 2024.Dư luận Anh tiếp tục phản đối nhập cư mà họ cho là đang quá mức vì chi phí của chính quyền cho người xin tỵ nạn ngốn vào ngân sách nhà nước. Còn với cả di dân kinh tế, sinh viên du học, thì dù họ vào hợp pháp nhưng con số đông đảo lại đẩy giá thuê nhà ở các đô thị lên cao ngất, khiến người bản địa cũng không hài lòng.Giới trẻ Anh sau khi học xong gần như không thể nào mua được căn hộ đầu tiên, kể cả khi đi làm có lương khá. Tân chính phủ Lao Động tung ra kế hoạch xây thêm 1,5 triệu căn nhà từ nay đến năm 2029 để điều chỉnh sự mất cân bằng cung-cầu, nhưng lạm phát và lạm chi ngân sách, nhu cầu cắt chi tiêu công khiến mục tiêu này ngày càng khó đạt, theo các bình luận trên báo Anh.RFI : Chính phủ của đảng Lao động bỏ chương trình Rwanda nhiều tai tiếng của chính phủ Bảo thủ tiền nhiệm, vậy họ có giải pháp nào thay thế ?TTV NGUYỄN GIANG: Sau khi đảng Lao động lên cầm quyền tháng 7/2024, Anh quốc đã đẩy mạnh việc truy bắt các băng đảng buôn người và đẩy mạnh việc trục xuất và cho hồi hương người không được tỵ nạn.Trong nước, Anh thay đổi luật để phạt rất nặng những chủ lao động thuê nhân công thiếu giấy tờ cư trú. Mức phạt nay lên tới 60 nghìn bảng Anh cho một lao động lậu. Đây là khoản tiền rất lớn, tương đương 71,5 nghìn euro, hay 77,4 nghìn đô la Mỹ. Chủ lao động có thể bị tước giấy phép hành nghề, hoặc bị phạt tù nếu đã tham gia buôn người vào Anh để làm việc.Cụ thể là cảnh sát, cục di trú và biên phòng tăng cường truy bắt và kiểm tra các tiệm ăn, nhà hàng, cơ sở sản xuất, và cả tiệm làm móng của chủ là người châu Á, gồm Việt Nam.Chính quyền còn công khai tin tức và số liệu về các vụ truy quét này để răn đe. Ví dụ, trang của chính phủ Anh hôm 28/02/2025 viết: “Từ ngày 05/07/2024 đến 31/01/2025, số vụ kiểm tra giấy tờ lao động và số vụ bắt giữ đã tăng khoảng 38% so với cùng kỳ 12 tháng trước. Trong thời gian đó, Bộ Nội Vụ đã công bố 1.090 giấy phạt dân sự đối với những người sử dụng lao động trái phép. Chủ thuê lao động phi pháp có thể đối mặt với khoản tiền phạt lên tới 60.000 bảng Anh cho mỗi người tuyển dụng sai trái ».Về đối ngoại, Anh đã thành lập Lực lượng An ninh Biên giới mới do cựu cảnh sát trưởng Martin Hewitt lãnh đạo. Bên đối tác là Pháp ...
    Más Menos
    9 m
  • Tấm pin mặt trời : Mười năm Pháp chạy sau Trung Quốc
    Mar 19 2025
    Năm 2023, Pháp có ba nhà máy sản xuất tấm pin mặt trời, chật vật đối phó với cạnh tranh từ Trung Quốc. Đến đầu năm 2025, Photowatt, nhà máy cuối cùng, cũng ngừng hoạt động. Cùng lúc, Pháp rộng tay chào đón DAS Solar - một “đại gia” Trung Quốc trong lĩnh vực này. Nhà máy đầu tiên có quy mô lớn của DAS Solar tại Pháp sẽ đi vào hoạt động vào tháng 06/2025 ở vùng Montbéliard. Đây cũng là “gigafactory” đầu tiên ở Liên Hiệp Châu Âu để hướng đến thị trường châu Âu và châu Phi. Theo nhật báo Pháp Les Echos, dự án nhà máy đầu tiên của DAS Solar bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc được thông báo ngày 18/11/2024 khi công ty này ký với vùng Montbéliard (tỉnh Doubs) một thỏa thuận mua lại khu công nghiệp bỏ hoang rộng 100.000 m2 ở Mandeure, trị giá 1,2 tỉ euro chưa tính thuế, dự kiến đầu tư 109 tỉ euro vào nhà máy tương lai có công suất hàng năm 3 gigawatt (GW), tạo ra từ 450 đến 600 việc làm trực tiếp. Ông Jean-Pierre Hocquet, thị trưởng Mandeure (Doubs), nhấn mạnh đến việc “đôi bên cùng có lợi” : “Trước hết, đây là một cơ hội tốt bởi vì nhà máy này đã bị bỏ hoang từ khi nhà máy Forvia rời đi và chờ nhà đầu tư mới trong suốt nhiều năm qua”.Khu vực từng là biểu tượng của ngành công nghiệp địa phương, là nơi xuất xưởng những chiếc xe đạp Peugeot đầu tiên, sau này trở thành nhà máy sản xuất ống xả cho nhà cung cấp phụ tùng ô tô đến năm 2021. Việc DAS Solar “tới (Pháp) là sự trở lại công bằng của mọi chuyện”, theo nhận định của Charles Demouge, chủ tịch cộng đồng đô thị Vùng Montbéliard. “Cách đây 50 năm, Peugeot mang công nghệ của mình đến Quảng Châu. Bây giờ, Trung Quốc mang đến cho chúng ta kinh nghiệm của họ về sản xuất tấm pin mặt trời để tránh phải trả thêm thuế”.Pháp đã chủ động mời DAS Solar đến đầu tư vào lúc tập đoàn Trung Quốc tìm địa điểm ở Đức, Tây Ban Nha… Bà Shi Si, giám đốc DAS Solar Pháp, giải thích trong phóng sự của chương trình C dans l’Air ngày 04/02/2025 : “DAS Solar quyết định chọn đầu tư vào đây (Mandeure) để rút ngắn thời hạn xây dựng, bởi vì các tòa nhà đã có sẵn để khởi động sản xuất sớm nhất có thể. Tôi đã thăm rất nhiều nước trước đó như Đức, Tây Ban Nha, Ba Lan, nhưng cuối cùng tôi chọn Pháp, bởi vì chúng tôi được văn phòng tổng thống tiếp đón nồng hậu ngay từ lúc đầu, cũng như các bộ ngành khác, trong đó có cả bộ Tài Chính. Họ quan tâm đến dự án của chúng tôi”.Pháp cần Trung Quốc chuyển giao công nghệ pin mặt trờiÔng Frédéric Barbier, nguyên dân biểu tỉnh Doubs, hiện là đại diện của DAS Solar Châu Âu, giải thích “DAS Solar muốn tiến nhanh và điện Elysée sẵn sàng bật đèn xanh, với điều kiện phải chuyển giao công nghệ”. Điều này nói lên tất cả thực tế về lĩnh vực này tại Pháp, cũng như tại châu Âu nói chung, theo giải thích của kinh tế gia Sébastien Jean, giám đốc liên kết tại Viện IFRI : “Yếu tố mấu chốt để thành công được ở Pháp là có sự chuyển giao công nghệ, bởi vì trên thực tế Trung Quốc tiến bộ vượt trội, bỏ xa các đối thủ về công nghệ năng lượng mặt trời”.Trung Quốc gần như chiếm độc quyền tấm pin mặt trời trên thế giới vì sản xuất đến 80%, trong khi 20 năm trước đây chỉ chiếm 6% thị phần. Theo văn phòng Wood Mackenzy, 10 nhà sản xuất lớn nhất trên thế giới là của Trung Quốc. Tốc độ phát triển chóng mặt, giá thành giảm đã khiến các đối thủ của Trung Quốc không cầm cự được và lần lượt ngừng hoạt động. Năm 2022, Trung Quốc đã tăng gấp ba sản lượng và tiếp tục tăng gấp đôi trong năm 2023 đến mức sản xuất dư thừa so với nhu cầu.Trong phóng sự ngày 12/02/2024 của trang Euronews, tổng thư ký Johan Lindahl của ESMC (European Solar Manufaturing Council), giải thích : “Trung Quốc trợ cấp cho ngành công nghiệp này từ hơn mười năm qua. Họ đưa ra một quyết định mang tính chiến lược cách đây hơn 15 năm, xem pin mặt trời là một ngành công nghệ chiến lược. Họ cũng làm tương tự trong nhiều lĩnh vực khác như xe điện, pin…”Tại sao lĩnh vực sản xuất pin mặt trời lại ...
    Más Menos
    9 m
adbl_web_global_use_to_activate_webcro768_stickypopup