Tạp chí xã hội

De: RFI Tiếng Việt
  • Resumen

  • Những vấn đề xã hội Việt Nam và trên thế giới qua lăng kính RFI

    France Médias Monde
    Más Menos
Episodios
  • Dân tộc Kurd dưới ống kính của nhiếp ảnh gia Lâm Đức Hiền trong hơn 30 năm
    Apr 23 2025
    Được biết đến với những bức hình dọc sông Mêkông, nhiếp ảnh gia, nhà báo ảnh người Pháp gốc Việt vẽ lại hành trình hơn 30 năm sự nghiệp, qua cuốn sách « Kurdistan, mon ami », kể về vùng đất xa lạ, nhưng gần gũi, khiến ông chia sẻ những đau thương với một dân tộc Kurd phải chịu nhiều mất mát vì chiến tranh, xung đột. Sinh ra tại Paksé, Lào, nhiếp ảnh gia người người Pháp gốc Việt Lâm Đức Hiền, được biết đến qua những tấm ảnh được đăng trên những tờ báo lớn của Pháp như Libération, Le Monde hay Paris Match. Ông cũng giành được nhiều giải thưởng về nhiếp ảnh tại Pháp đặc biệt là giải quán quân Word Press Photo cho bộ ảnh « Gens d’Irak » - Những người dân Irak.Vào cuối năm 2024, ông đã cho ra mắt độc giả tại Pháp cuốn « Kurdistan, mon ami » - « Kurdistan, người bạn của tôi », kể về những gắn bó của ông với mảnh đất chịu nhiều đau thương, nơi mà ông đặt chân đến cách nay 30 năm trong những ngày đầu sự nghiệp nhiếp ảnh. Với lối kể chuyện chậm rãi, tái hiện ký ức về cuộc gặp gỡ với người dân Irak, xen kẽ với những bức ảnh khó tả, cuốn sách là những đồng cảm của một « thuyền nhân » với dân tộc Kurdistan phải đi tị nạn, chốn chạy xung đột, chiến tranh, như một cách để « kể cho thế giới » về một dân tộc « chẳng ai quan tâm », về những nỗi đau ẩn giấu trong thế giới « Nghìn lẻ một đêm ».RFI Pháp ngữ đã có dịp phỏng vấn ông về cuốn sách có thể nói là đánh dấu 30 năm sự nghiệp nhiếp ảnh của người con sông Mêkông, ban Tiếng Việt xin trích dịch.***Cuốn sách « Kurdistan, mon ami », được giới thiệu như là một tác phẩm kể về hơn 30 năm làm nhiếp ảnh, báo ảnh của ông. Ông có thể giải thích lý do tại sao không ?Lâm Đức Hiền: Lần đầu tiên tôi đến Kurdistan cách nay hơn 30 năm. Đó là vào năm 1991, trong một chuyến đi hỗ trợ nhân đạo sau cuộc thảm sát người Kurd của Saddam Hussein. Lúc đó, tôi khám phá một dân tộc phải trả qua nhiều đau đớn, nhưng họ kiên cường và có khả năng phục hồi to lớn. Những chiến binh Peshmergas đã bảo vệ tôi, cho phép tôi làm việc, chụp ảnh họ. Tôi ở đó gần một năm, và vài năm sau đó, tôi trở thành nhiếp ảnh gia và tiếp tục quay lại thường xuyên.Tôi cũng đã suýt chết nhiều lần. Một lần trong vụ tai nạn xe hơi, nhưng người Kurd đã cứu tôi. Một lần khác, khi chế độ Hussein sụp đổ, tôi bị rơi vào giữa làn đạn của quân khủng bố al-Qaeda và quân đội Hoa Kỳ.Vào năm 2013, trong một lần đi làm phóng sự, tôi đã có một trải nghiệm đặc biệt đáng sợ, khiến tôi quyết định ngừng đưa tin về chiến tranh, và phải mất 10 năm sau, tôi mới có thể chữa lành vết thương và quay lại với nhiếp ảnh.Tuy nhiên, mối liên hệ với người Kurd vẫn mạnh mẽ, thôi thúc tôi quay lại để tìm những người tôi đã chụp ảnh vào năm 1991, tìm hiểu về họ, hiện giờ ra sao. Cuối cùng, tôi quyết định kể câu chuyện của họ thông qua một cuốn sách.Trong cuốn sách, ông đề cập đến những cuộc chạm trán quyết liệt, cũng như những cuộc gặp đáng nhớ, kết bạn với những người Kurd, mà một trong số họ đã trở thành những nhân vật quan trọng. Những mối liên hệ này đã ảnh hưởng thế nào đến công việc và tầm nhìn của ông về Kurdistan? Lâm Đức Hiền: Năm 2015, trong một lần làm việc cho tờ Le Monde, tôi vô tình đến chiến tuyến giữa người Kurd và tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo Daech. Một chiến binh người Kurd trẻ tuổi đã hỏi tôi rằng đây có phải lần đầu tiên tôi đến Kurdistan không. Tôi cười và trả lời: "Không, trước khi cậu sinh ra, thì tôi đã ở đây rồi."Khi tôi cho cậu ấy xem những bức ảnh cũ của tôi từ năm 1991, chỉ huy của cậu ấy nhận ra rằng tôi đã chụp ảnh người đàn ông hiện trở thành bộ trưởng Quốc Phòng Kurdistan. Từ thời điểm đó, người này đã hỗ trợ tôi tất nhiều, đưa tôi đến những nơi đặc biệt, để thực hiện cuốn sách về người Kurd, về một dân tộc không được ai quan tâm. Dần dần, tôi tìm thấy những người mà tôi đã chụp ảnh ...
    Más Menos
    10 m
  • Học tiếng Pháp miễn phí ở đâu khi Paris thắt chặt điều kiện nhập cư ?
    Apr 18 2025
    Đối với người nước ngoài, tại Pháp, tiếng Pháp trở thành một trong những điều kiện bắt buộc để được cấp thẻ cư trú và hội nhập vào xã hội. Từ tháng 07/2025, người xin thẻ cư trú hoặc quốc tịch Pháp có ba cách để chứng minh trình độ tiếng Pháp : có bằng cấp của Pháp ; bất kỳ bằng chứng nào khác chứng minh thành thạo tiếng Pháp ; chứng chỉ ngôn ngữ tương ứng với mỗi loại thẻ cư trú : A2 cho thẻ từ 2-4 năm, B1 cho thẻ 10 năm và B2 để xin quốc tịch. Chứng chỉ A2 tương đương với trình độ học sinh cấp 2, B1 tương đương với cấp 3 và B2 tương đương với trình độ đại học. Một điều kiện thắt chặt khác là sau khi đã ba lần có thẻ cư trú một năm, người nước ngoài phải xin thẻ cư trú nhiều năm, và như vậy, cần chứng chỉ tiếng Pháp A2. Nếu không chứng minh được, đơn xin có thể bị từ chối, dù đã sống ổn định ở Pháp hoặc đoàn tụ gia đình. Riêng về xin quốc tịch, điều kiện về tiếng Pháp cũng bị thắt chặt hơn, cần trình độ B2 (nói, viết) kể từ tháng 07/2025 thay vì B1 như hiện nay.Quy định thắt chặt mới được ghi rõ trong Thông tư bộ trưởng Nội Vụ Bruno Retailleau tháng 01/2025 và có hiệu lực cho đến khi có luật nhập cư mới, dự kiến vào năm 2026. Bộ trưởng Othaman Nasrou, phụ trách Quyền Công dân và Chống phân biệt, khẳng định là chính quyền “sẽ khắt khe hơn về mặt hòa nhập xã hội”.Đọc thêm : Học tiếng Pháp với giáo trình Parlez-vous Paris của RFIĐể tạo thuận lợi cho người nước ngoài học tiếng Pháp, chính quyền triển khai nhiều phương tiện dạy học. Tuy nhiên, các lớp học trực tiếp, có giáo viên hướng dẫn chỉ còn dành cho người mới đến, chưa biết tiếng Pháp. Còn đối với người đã biết tiếng Pháp, họ có rất nhiều trang web tự học và trắc nghiệm trình độ (tham khảo trang FUN MOOC). Chính điều này khiến các tổ chức phi chính phủ, hiệp hội giúp đỡ người nhập cư, tị nạn lo ngại và lên án vì như bỏ rơi người nhập cư, mặc họ tự xoay sở.Trả lời RFI Tiếng Việt ngày 04/04/2025 khi nói về việc chính phủ “thắt chặt kiểm soát nhập cư bất hợp pháp và tiến trình hội nhập”, ông Félix Guyon, trường THOT chuyên dạy tiếng Pháp cho người tị nạn và xin tị nạn ở vùng Ile-de-France, nêu một thực tế là không phải người nước ngoài nào cũng có điều kiện vật chất (máy tính, máy tính bảng) hoặc có kết nối internet tốt để có thể tự luyện tập.Các hiệp hội tổ chức lớp học tiếng Pháp miễn phí cho người nước ngoàiTuy nhiên, để bổ sung cho “sự giảm cam kết của Nhà nước”, theo cáo buộc của các hiệp hội bảo vệ người tị nạn, di dân nước ngoài, có hàng nghìn chương trình dạy tiếng Pháp, đặc biệt là ở vùng Ile-de-France (Paris và vùng phụ cận), được các hiệp hội và trường tư tổ chức miễn phí cho người nhập cư. Trường THOT (viết tắt của Transmettre un Horizon à tous, Truyền tải cả một chân trời đến mọi người) là một trong số đó. Ông Félix Guyon giải thích :“Hiện tại, trường THOT có 6 lớp học với khoảng 15 học viên mỗi lớp. Mỗi kỳ chúng tôi nhận được từ 200 đến 500 đăng ký. Do số lượng yêu cầu nhiều hơn số chỗ cho nên chúng tôi phải tuyển chọn học viên dựa trên các tiêu chí như không có bằng cấp, không nói được tiếng Pháp hoặc nói được ít tiếng Pháp, sống ở vùng Île-de-France và có thể học được 10 giờ mỗi tuần. Họ được yêu cầu đến làm bài kiểm tra để xếp vào lớp có trình độ tương ứng. Đối với những người mà chúng tôi không thể tiếp đón được, chúng tôi sẽ cố gắng hướng dẫn họ, cung cấp cho họ địa chỉ và thông tin liên lạc của những nơi khác - có rất nhiều cơ sở ở Paris và vùng lân cận - để họ có thể nhanh chóng tìm được lớp học phù hợp. Chúng tôi có rất nhiều yêu cầu và đáng tiếc là chúng tôi không thể đáp ứng được hết”.Người nước ngoài muốn học tiếng Pháp có thể truy cập vào các trang web hoặc ứng dụng, như BonjourBonjour hoặc Réseau Alpha.... chọn “học trực tiếp” hoặc “học trực tuyến (online)”, chọn khu vực sinh sống để có ...
    Más Menos
    9 m
  • Từ Hitler đến Trump, vì sao kiến trúc hiện đại bị ghét bỏ ?
    Apr 9 2025
    Trong hàng loạt sắc lệnh hành pháp được ký ngay ngày đầu tiên nhậm chức của tân tổng thống Mỹ, ngày 20/01/2025, chỉ có một bản ghi nhớ duy nhất liên quan đến văn hóa, thẩm mỹ, kiến trúc, đó là chính sách « thúc đẩy kiến trúc công dân liên bang đẹp đẽ ». Theo bình luận của nhật báo The Wall Street Journal, kiến trúc là mục tiêu đầu tiên trong « cuộc chiến văn hóa » của chính quyền tổng thống Donald Trump. Cùng với thông tín viên Bùi Uyên, đồng thời là kiến trúc sư tại Paris, RFI tìm hiểu tại sao kiến trúc hiện đại lại trở thành cái gai trong mắt Donald Trump.RFI : Chính sách của tổng thống Mỹ Donald Trump « thúc đẩy kiến trúc công dân liên bang đẹp đẽ » cụ thể đề cập đến những chủ đề gì ? KTS. Bùi Uyên : Sắc lệnh này yêu cầu tất cả các tòa nhà chính phủ liên bang mới phải tôn trọng di sản kiến trúc địa phương truyền thống và cổ điển, các dự án mang phong cách khác sẽ không được chấp thuận. Bản ghi nhớ này bị lu mờ bởi những tuyên bố chấn động hơn. Ít người biết được rằng bản ghi nhớ này nằm trong chiến dịch lâu nay của đảng cánh hữu Mỹ, đặc biệt là cá nhân tổng thống Donald Trump, chống lại kiến trúc hiện đại và hậu hiện đại, mà họ cho là « xấu xí ».Họ cho rằng kiến trúc thoát khỏi các quy tắc của chủ nghĩa cổ điển đồng nghĩa với phản bội chủ nghĩa nhân văn và truyền thống thẩm mỹ vốn có của nền dân chủ Mỹ. Nhưng chỉ đến nhiệm kỳ của tổng thống Donald Trump, tư tưởng này mới biến thành một sắc lệnh hành pháp, được ban hành từ cuối nhiệm kỳ trước, và khôi phục lại ngay từ ngày đầu ông Trump trở lại Tòa Bạch Ốc.Trong sắc lệnh cùng tên ban hành cuối năm 2020, vẻ đẹp của kiến trúc cổ điển Hy Lạp và La Mã cổ đại được dẫn chứng như biểu tượng của vẻ đẹp không gian công cộng và niềm tự hào công dân, cho bản sắc của nước Mỹ, mang lại được sự kính trọng của đại chúng. Các công trình liên bang xây mới phải mang phong cách cổ điển, tân cổ điển, art décor. Đối với các công trình cần tu bổ, cải tạo, có thể tính đến việc phá đi xây lại theo phong cách cổ điển. Mâu thuẫn là ở chỗ, trước khi bước vào chính trường, vị tổng thống thứ 45 và 47 của nước Mỹ được biết đến là một chủ đầu tư bất động sản, với những tòa nhà kính thép mang phong cách hiện đại. Minh chứng rõ nhất là tòa cao ốc chọc trời mang tên ông giữa lòng New York.Không dừng lại ở kiến trúc, sự áp đặt trong thiết kế các công trình liên bang này là một chính sách nằm trong một đường lối theo xu hướng độc đoán về tư tưởng, hạn chế sự tự do trong biểu hiện nghệ thuật. Mới đây, việc ông Trump trở thành chủ tịch trung tâm nghệ thuật biểu diễn Kennedy Memorial Center và việc sa thải chủ tịch, cũng như nhiều nhân viên hội đồng quản trị của trung tâm, là một minh chứng tiếp theo cho chính sách thao túng và định hướng văn hóa của chính quyền Donald Trump.RFI : Như vậy có nghĩa là kiến ​​trúc có thể trở thành một công cụ tuyên truyền tư tưởng chính trị ?KTS. Bùi Uyên : Khác với các loại hình nghệ thuật khác, trong mắt các nhà cầm quyền, công trình kiến trúc trụ sở công là một phương tiện trực quan ưu tiên để biểu trưng quyền lực và truyền tải những tư tưởng chính trị. Để so sánh, việc tuyên truyền bằng các loại hình nghệ thuật khác như âm nhạc, thi ca, hội họa, phim ảnh, cần một sự tiếp nhận chủ động của công chúng bằng cách đọc, nghe, xem ... Trong khi đó, với ưu thế tọa lạc nơi không gian công cộng, các tòa trụ sở được trưng ra trước dân chúng, buộc người dân phải tiếp nhận thông điệp của nó.Nhưng tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ không phải là người đầu tiên dùng kiến trúc như một công cụ tuyên truyền chính trị. Trong lịch sử nước Mỹ, kiến trúc của các công trình công cộng luôn phản ánh tầm nhìn và ý chí chiến lược đương thời. Chủ nghĩa cổ điển của Hy Lạp và La Mã trong thế kỷ 18 và 19 được dùng để gợi lên sự ổn định và tinh tế. Việc áp dụng phong cách « ...
    Más Menos
    10 m
adbl_web_global_use_to_activate_webcro768_stickypopup

Lo que los oyentes dicen sobre Tạp chí xã hội

Calificaciones medias de los clientes

Reseñas - Selecciona las pestañas a continuación para cambiar el origen de las reseñas.