Episodios

  • Đại tướng Hoàng Văn Thái tổng tham mưu trưởng đầu tiên
    May 22 2025
    Hoàng Văn Thái là một trong 34 đội viên đầu tiên của Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, được phân công phụ trách tình báo và kế hoạch tác chiến và cũng là Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên của Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam.Đại tướng Hoàng Văn Thái được đánh giá là một trong những vị tướng có ảnh hưởng quan trọng nhất trong việc hình thành và phát triển của QĐND Việt Nam, người có công lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc.“Ông là vị tướng trận mạc, sống nhân hậu, tình nghĩa được Quân đội ta và nhân dân ta mến phục”, đó là đánh giá của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về tướng Hoàng Văn Thái.Tên thật là Hoàng Văn Xiêm, sinh năm 1915 trong một gia đình yêu nước ở xã Tây An, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, đồng chí Hoàng Văn Thái sớm giác ngộ, tham gia hoạt động cách mạng (1936) và trở thành một Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam lúc 23 tuổi. Năm 1940 ông bị thực dân Pháp bắt giam. Từ năm 1941-1945, trải qua cương vị chỉ huy Đội cứu quốc quân Bắc Sơn, Trưởng đoàn học viên Việt Nam tại Trường quân sự Liễu Châu (Trung Quốc), phụ trách công tác tình báo, tác chiến trong Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, Hiệu trưởng Trường Quân chính kháng Nhật…, đồng chí Hoàng Văn Thái luôn kiên định, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng, có năng lực tổ chức, giàu trí sáng tạo, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 7-9-1945, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao thành lập Bộ Tổng Tham mưu và là Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên của QĐND Việt Nam, khi đó ông mới 30 tuổi. Trên cương vị này, ông đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng cơ quan tham mưu chiến lược của quân đội, ngành tham mưu toàn quân phát triển và dần hoàn thiện giúp Bộ Quốc phòng chỉ đạo tác chiến và xây dựng lực lượng ngày một trưởng thành. Những ý kiến chỉ đạo của ông đã góp phần quan trọng vào chiến thắng Hà Nội “60 ngày đêm khói lửa”.Ngày 20-1-1948, Hoàng Văn Thái nhận quân hàm Thiếu tướng trong đợt phong quân hàm cấp tướng đầu tiên. Ông làm Tham mưu trưởng và là Đảng ủy viên các chiến dịch lớn có ý nghĩa lịch sử đối với sự trưởng thành, chiến thắng của quân đội như Chiến dịch Biên giới (1950), Trung du, Hoàng Hoa Thám, Hà Nam Ninh, Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào.Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ (13-3 đến 7-5-1954), bên cạnh Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Thái làm Tham mưu trưởng chiến dịch, trực tiếp chỉ huy công tác tham mưu - tác chiến tại mặt trận, góp phần quan trọng vào chiến thắng Điện Biên Phủ. Năm 1958, ông là Chủ nhiệm Tổng cục Quân huấn, kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục Thể thao nhà nước. Năm 1959, ông được phong hàm Trung tướng; từ 1961-1963 học tại Học viện Quân sự Cấp cao Bắc Kinh (Trung Quốc).Hoàng Văn Thái đã cùng các đồng chí khác lãnh đạo, chỉ đạo cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, đánh bại cuộc Hành quân Toàn thắng (1-1971), các cuộc hành quân Chenla I, Chenla II, Nguyễn Huệ, chiến dịch tiến công tổng hợp 1972. Sau Hiệp định Paris (1-1973), ông làm Phó tổng Tham mưu trưởng thứ nhất, phụ trách công tác tác chiến và chi viện chiến trường cùng Lê Trọng Tấn làm kế hoạch và chỉ đạo tổ trung tâm hoàn thành kế hoạch giải phóng miền Nam 1975-1976. Ông được phong hàm Thượng tướng năm 1974.Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, ông là Phó chủ tịch Thứ nhất Hội đồng chi viện cho chiến trường, Phó tổng Tham mưu trưởng thứ nhất. Trên thực tế ông đã đảm nhiệm vai trò Tổng Tham mưu trưởng lần thứ ba, thay cho đồng chí Văn Tiến Dũng bí mật vào Nam để trực tiếp chỉ huy chiến trường.Năm 1980, ông được phong quân hàm Đại tướng. Đại tướng Hoàng Văn Thái là vị tướng trận mạc. Với kiến thức và tài năng hiếm có, đồng chí đã trở thành nhà chỉ đạo, chỉ huy quân sự xuất sắc, nhà tham mưu lão luyện của quân đội. Đồng chí rất coi trọng nhân tố chính trị, yếu tố nhân dân, là người tổ chức, chỉ huy đầu tiên của ...
    Más Menos
    3 h y 4 m
  • Bão ngầm-Tiểu thuyết trinh thám hình sự
    May 22 2025

    Một câu chuyện do người lính viết từ những gì đã trải qua, đã thấy, đã cảm trong hiện thực cuộc đấu tranh sinh tử với tội phạm. Hành trình lần tìm ra các sào huyệt ma túy, chui sâu leo cao trong các đường dây, tổ chức tội phạm… của người lính, hẳn không phải một cuộc dạo chơi. Trên con đường vào trận, mỗi bước đi của họ đều nằm giữa lằn ranh sống và chết, vinh quang hay hèn nhát. Bởi, tội phạm không chỉ đón họ bằng những loạt đạn đồng khi chống trả, mà còn giăng đầy những chiếc cạm bọc nhung.

    Nhân vật chính trong tiểu thuyết Bão ngầm là Hoa, một cô gái can đảm, yêu nghề Cảnh sát phòng chống tội phạm ma túy và Tuấn, một chiến sĩ Công an mưu trí, dũng cảm, hết lòng vì công việc. Họ tình cờ gặp nhau, yêu nhau và trở thành đồng đội của nhau, nhưng số phận run rủi đưa họ vào một chuyên án ma túy lớn. Để tiếp cận và tìm hiểu ông "trùm" của tổ chức này, Hoa phải đóng giả thành người yêu của em trai ông "trùm", còn Tuấn luôn theo sát người yêu vừa để bảo vệ, vừa để lấy thông tin chuyển về đơn vị.

    Những yêu cầu khắt khe của công việc cuốn họ đi, khiến họ không có thời gian ở bên nhau. Và rồi cuộc sống xa hoa, vương giả và sự quan tâm hết mực của người tình đã cuốn dần Hoa xa rời tổ chức và người yêu. Bị lộ bởi chính một đồng đội và cũng là lãnh đạo phòng của mình vì muốn ganh đua lên chức, vì tiền mà bất chấp tất cả, Hoa định chạy trốn theo người tình, nhưng cuối cùng vì trách nhiệm, vì day dứt ân hận với việc làm của mình, cô vẫn báo tin chỗ ẩn nấp của ông "trùm".

    Phát hiện Hoa là Công an tiếp cận anh trai đã lâu, người tình của cô đau đớn và cướp súng của Công an tự tử ngay trước mắt cô, còn ông "trùm" vì chống trả quyết liệt buộc Cảnh sát phải nổ súng tiêu diệt.

    Đọc “Bão ngầm”, người đọc sẽ ngay lập tức thấy được những phẩm chất của một người lính hình sự hiện hữu. bạn bị chinh phục bởi sự tìm tòi, thấu hiểu chi tiết tâm lý, hoàn cảnh nhân vật của tác giả.

    Về tác giả Đào Trung Hiếu:

    Đào Trung Hiếu tốt nghiệp Học viện Cảnh sát nhân dân năm 1996 và được cử về công tác tại Phòng Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái (từ 1996 đến tháng 8/2003); từ tháng 9/2003 đến 2005 ở Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Yên Bái. Đến năm 2005, anh được điều chuyển xuống làm việc tại Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội (số 7 Thiền Quang).

    Vậy là trong quãng thời gian 17 năm 6 tháng làm cảnh sát hình sự, cái đặc thù công việc ấy đã tôi luyện cho anh một bản lĩnh vững vàng kèm theo vô số những trải nghiệm thực tế sinh động. Đó là những chất liệu quí hiếm để con người yêu văn chương ấy chắp bút cho những dòng chữ của mình.


    Más Menos
    6 h y 37 m
  • Người Thầy - Nguyễn Chí Vịnh
    May 12 2025

    Ở "Người thầy", tác giả viết về chặng đường đời và những đóng góp to lớn của ông cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ sau những năm 1975. Ðó là thời kỳ bộ đội tình nguyện Việt Nam giúp nước bạn Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng của Khmer Ðỏ; thời kỳ chiến tranh biên giới phía bắc; thời kỳ hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Ðông Âu sụp đổ và thời kỳ đặt nền móng tương lai cho ngành tình báo trong hoàn cảnh và điều kiện mới... Ðây là những thời điểm đầy khó khăn, đầy biến động của thế giới có ảnh hưởng sâu sắc đến Việt Nam, nhưng dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Ðảng cùng sự đóng góp của các cá nhân xuất sắc, chúng ta đã vượt qua và giành được nhiều thắng lợi.Với nhiều người cầm bút, để tiếp cận và khai thác những nhân vật tình báo nổi tiếng là một thách thức. Khi tiếp cận được rồi thì chất liệu phong phú và cuộc đời hoạt động tiêu biểu của nhân vật chính lại đặt ra những thách thức mới: viết cái gì, viết như thế nào để không lộ bí mật, "né" được những vấn đề nhạy cảm của ngành mà vẫn bảo đảm tính chân thực, cuốn hút người đọc. Chưa kể nguy cơ bị sa lầy trong "rừng" tư liệu cái gì cũng mới, cũng hấp dẫn, nhưng lại không thể viết ra tất cả mọi thứ.Là người trong cuộc, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã tận dụng thế mạnh của người am hiểu công việc tình báo; sự gần gũi, chân tình cho dù rất nghiêm khắc của ông Ba Quốc, từ khi tác giả mới vào nghề, được ông ân cần dìu dắt, chỉ bảo; được ông Ba tin cậy chia sẻ những điều riêng tư trong cuộc sống vốn hạn chế bộc lộ tối đa vì đặc thù nghề nghiệp; được ông đào tạo thành một người chỉ huy tình báo sau này. Tác giả đã đi trên đường biên mong manh của sự sáng tạo: từ chi tiết ngồn ngộn của cuộc sống, chiến đấu của người chiến sĩ tình báo; những điều trao truyền đặc thù của nghề tình báo; cuộc đời phong phú, hấp dẫn của thầy Ba Quốc, để tìm ra một cách kể chuyện không làm văn, không màu mè nhưng lôi cuốn, thuyết phục. Bằng vốn hiểu biết và sự mẫn cảm tinh tế của người trong nghề, tác giả đã triển khai câu chuyện từ khía cạnh chân dung con người đời thường, từ đó khái quát tầm vóc phi thường của nhà tình báo xuất sắc với những chiến công thầm lặng mà hiển hách."Người thầy" không chỉ nói về những đóng góp quan trọng của ông Ba Quốc trong cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc mà còn nói về sự hy sinh không thể nói ra, những khó khăn ông phải vượt qua trong cuộc sống riêng tư éo le, những bài học về nghề tình báo, những tình cảm sâu kín và thấm đẫm tinh thần nhân văn cao đẹp với đồng đội, gia đình và thế hệ kế cận. Ông Ba Quốc và thế hệ của ông đã làm nên những huyền thoại, nhưng bản thân họ không phải là huyền thoại mà là con người bình thường như mỗi con người. Nghĩa là họ đối mặt với tất cả những vấn đề thuộc về con người. Và họ đã vượt qua những điều đó trên tinh thần phụng sự Tổ quốc là trên hết.

    Más Menos
    13 h y 33 m
  • Thiếu tướng Lê Thiết Hùng
    May 12 2025

    Năm 1946, Lê Thiết Hùng được Chính phủ phong quân hàm Thiếu tướng. Ông là vị tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Giấy chứng minh thư sĩ quan do Bộ Quốc phòng cấp đầu năm 1959 cũng ghi rõ: Tư lệnh trưởng Bộ Tư lệnh Pháo binh Lê Thiết Hùng, cấp bậc Thiếu tướng từ năm 1946.

    Sau khi tốt nghiệp Trường quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc), Bác Hồ giao nhiệm vụ cho đồng chí Lê Thiết Hùng vào hoạt động trong Quân đội Tưởng Giới Thạch. Những năm tháng khoác áo sĩ quan Quốc dân Đảng, trước bao thử thách, cám dỗ đời thường và nếm trải bao gian nguy, tủi cực nhưng ánh sáng và niềm tin của Đảng, của Bác Hồ đã tiếp thêm sức mạnh cho đồng chí vững vàng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.

    Năm 1941, theo Chỉ thị của Bác, đồng chí trở về nước hoạt động cách mạng. Với bản lĩnh và ý chí kiên cường; với kiến thức, kinh nghiệm đấu tranh trên trận tuyến thầm lặng đã qua, đồng chí Lê Thiết Hùng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Bác bằng cả tâm huyết, tinh thần nỗ lực đã cùng các đồng chí của mình xây dựng phong trào Việt Minh, Lực lượng vũ trang Cách mạng Việt Bắc ngày càng lớn mạnh.

    Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công. Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời. Đồng chí Lê Thiết Hùng được chỉ định làm Khu trưởng Khu IV và trở thành Tư lệnh đầu tiên của Chiến khu 4.

    Năm 1946, Hiệp định sơ bộ ngày 6 tháng 3 được ký kết giữa ta và Pháp. Đồng chí được giao nhiệm vụ làm Tổng chỉ huy Tiếp phòng quân và được phong quân hàm Thiếu tướng, trở thành vị tướng đầu tiên của Nhà nước và Quân đội ta; sau đó liên tục đảm đương nhiều chức vụ quan trọng của Đảng, Nhà nước như: Tổng thanh tra đầu tiên của Quân đội kiêm Cục trưởng Cục Quân huấn; Hiệu trưởng Trường Bổ túc Quân chính trung cấp và là Ủy viên Ban Quân sự Trung ương (1947 - 1950); Hiệu trưởng Trường Lục quân Việt Nam; Tư lệnh đầu tiên của Binh chủng Pháo binh kiêm Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Pháo binh (1954 - 1963); Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (1964 - 1970); Phó trưởng Ban Thường trực Ban CP48 và Phó trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1971 -1978)...

    Đồng chí Lê Thiết Hùng đã được Đảng, Nhà nước ta tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều huân chương, huy chương cao quý khác.

    Nhân kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống Lực lượng vũ trang Quân khu 4 (15/10/1945 - 15/10/2024), Thư viện Quân khu 4 xin trân trọng giới thiệu với đông đảo bạn đọc cuốn truyện “Thiếu tướng Lê Thiết Hùng” của tác giả Siêu Hai. Đây là một cuốn sách quý về cuộc đời và sự nghiệp của một vị tướng, Tư lệnh đầu tiên của Chiến khu 4 - người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.


    Más Menos
    5 h y 35 m
  • Từ sông Bến Hải đến Dinh Độc Lập-Thiếu Tướng Hoàng Đan
    May 5 2025

    Cuốn hồi ký “Từ sông Bến Hải đến Dinh Độc Lập” của Thiếu tướng Hoàng Đan vừa được tái bản và ra mắt độc giả trong tháng Tư lịch sử, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.

    Thiếu tướng Hoàng Đan (1928-2003), nguyên Tư lệnh Sư đoàn 304, người trực tiếp chỉ huy các chiến dịch lớn như Khe Sanh 1968, Đường 9 Nam Lào 1971, Quảng Trị 1972, Thượng Đức 1974 và Chiến dịch Hồ Chí Minh 1975. Trong những ngày hành quân chỉ huy chiến dịch trong làn bom đạn, ranh giới giữa sinh-tử chỉ trong gang tấc, ông đã tranh thủ ghi chép từng trang nhật ký về những khoảnh khắc đáng nhớ trong mỗi trận chiến.

    Năm 2023, sau khi Thiếu tướng Hoàng Đan qua đời, con trai ông - anh Hoàng Nam Tiến, nguyên Chủ tịch FPT Telecom, Phó Chủ tịch Hội đồng trường, Trường Đại học FPT đã dành nhiều năm thu thập, biên soạn lại những di cảo của cha để xuất bản cuốn hồi ký “Từ sông Bến Hải đến Dinh Độc Lập”.

    Không chỉ ghi lại những trận đánh ác liệt, cuốn sách còn là lời tự sự chân thành của một vị tướng suốt đời cống hiến cho Tổ quốc, mang đến cho người đọc cái nhìn sâu sắc về lịch sử, nghệ thuật quân sự, và tinh thần yêu nước bất khuất của dân tộc Việt Nam.

    “Từ sông Bến Hải đến Dinh Độc Lập” được viết dưới hình thức nhật ký, ghi lại thời gian Thiếu tướng Hoàng Đan lăn lộn trên các chiến tuyến, qua các giai đoạn then chốt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, từ đầu thập niên 1960 đến ngày đất nước hoàn toàn thống nhất năm 1975.

    Cuốn sách lần đầu được Nhà xuất bản Quân đội nhân dân phát hành vào năm 2010, và đến năm 2025, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), cuốn sách được tái bản bởi Công ty Cổ phần Sách Alpha và Nhà xuất bản Thông tấn.

    Xuyên suốt gần 400 trang sách, cả Tiếng Việt và Tiếng Anh, Thiếu tướng Hoàng Đan kể lại chi tiết từng trận đánh, từng chiến dịch mà ông đã tham gia. Độc giả có thể cảm nhận được nhịp đập của chiến trường - nơi Thiếu tướng Hoàng Đan, với vai trò là Tư lệnh Sư đoàn 304 dẫn dắt đồng đội với những quyết định sinh tử, từ chiến thuật tập kích bất ngờ đến cách huy động mọi nguồn lực để giành thắng lợi.

    Mỗi trang nhật ký một câu chuyện lịch sử, là một bài học sâu sắc về nghệ thuật lãnh đạo, về tầm nhìn xa và sự kiên định trước thử thách.


    Más Menos
    6 h y 15 m
  • Hồi Ký “Gia Đình, Bạn Bè và Đất Nước”-Madam Bình-Nguyễn Thị Bình
    May 5 2025

    Hồi Ký “Gia Đình, Bạn Bè và Đất Nước” – Nguyễn Thị BìnhGiới thiệu

    “Gia Đình, Bạn Bè và Đất Nước” là hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước, nữ Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên của Việt Nam, và Trưởng đoàn đàm phán tại Hội nghị Paris. Cuốn sách tái hiện cuộc đời và sự nghiệp của một nhà ngoại giao kiệt xuất, nhân chứng sống của những biến động lịch sử Việt Nam thế kỷ XX, từ thời thơ ấu, hoạt động cách mạng, đến vai trò quan trọng trong đấu tranh giành độc lập và thời kỳ hậu nghỉ hưu. Bắt đầu viết từ năm 2007 và hoàn thành vào năm 2009, tác phẩm đã được bổ sung qua các năm 2013, 2014, và 2023, với phiên bản tái bản gần đây nhất nhân dịp kỷ niệm các sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước.

    Bà Nguyễn Thị Bình, tên thật Nguyễn Thị Châu Sa, sinh ngày 26/5/1927 tại Điện Bàn, Quảng Nam, trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Từ thời còn đi học, bà đã tham gia các phong trào yêu nước và tiếp tục hoạt động sôi nổi trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, dù nhiều lần bị bắt bớ, tù đày. Năm 1960, khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập, bà được cử làm nhiệm vụ ngoại giao, đổi tên thành Nguyễn Thị Bình để giữ bí mật và thuận tiện giao tiếp quốc tế. Bà trở thành Trưởng đoàn đàm phán của Mặt trận và Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris, dẫn dắt quá trình đàm phán kéo dài 4 năm 9 tháng với 202 phiên họp chung và 24 cuộc tiếp xúc riêng, kết thúc bằng việc ký kết “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” ngày 27/01/1973. Cuốn hồi ký ghi lại hành trình từ những ngày đầu tham gia cách mạng, vai trò trong ngoại giao, đến những đóng góp sau chiến tranh, phản ánh tinh thần yêu nước và ý thức trách nhiệm của bà qua từng giai đoạn lịch sử quan trọng như kháng chiến chống Pháp (1945-1954), chống Mỹ (1954-1975), và công cuộc đổi mới.

    Más Menos
    8 h y 4 m
  • Sử Ký Tư Mã Thiên
    Apr 25 2025

    Sử Ký Tư Mã Thiên - Tư Mã Thiên. Sử ký được liệt vào vị trí đứng đầu trong 24 bộ sách sử viết về các triều đại Trung Quốc thời cổ đại. Cùng với Hán thư, Hậu Hán thư, Tam quốc chí được xưng là “tiền tứ sử”, có ảnh hưởng rất sâu rộng tới sự phát triển của sử học thế hệ sau. “Chính sử” các triều đại sau đó đã kế thừa phương pháp viết sử thể truyện kỷ lần đầu xuất hiện này. Cũng nhờ có Sử ký mà sử học mới có được vị trí độc lập trong lĩnh vực học thuật Trung Quốc (thời cổ đại, sử học thuộc phạm vi của kinh học), vì thế nó được công nhận là hình mẫu của sách sử Trung Quốc cònTư Mã Thiên được tôn là cha đẻ của lịch sử. Sử ký còn được coi là tác phẩm văn học ưu tú, có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học Trung Quốc, có ảnh hưởng sâu rộng đến tiểu thuyết, tản văn, hí kịch và truyện ký văn học, được Lỗ Tấn ca ngợi là “tuyệt xướng của sử gia, bản Ly tao không vần”, có giá trị văn học rất cao. Những người như Lưu Xưởng thì cho rằng, tác phẩm này “giỏi dẫn ra đạo lý của sự việc, không dùng lời lẽ hoa mỹ để biện giải, chất phác mà không dung tục”.Tư Mã Thiên là một nhà sử học Trung Quốc sống vào đầu thời nhà Hán. Ông được coi là cha đẻ của ngành sử học Trung Quốc với bộ Sử ký, một bộ thông sử Trung Quốc viết theo phong cách Thể kỷ truyện.Người đầu tiên khởi xướng công trình viết lại hoàn chỉnh toàn bộ lịch sử Trung Quốc là Tư Mã Đàm, cha củaTư Mã Thiên; nhưng ông chỉ kịp hoàn thành bản phác thảo sơ khai trước khi qua đời. Sau khi thừa kế vị trí của cha trong triều đình,Tư Mã Thiên đã quyết định thực hiện di nguyện của cha mình là hoàn thành và cho ra đời bộ tác phẩm lịch sử hoành tráng này.Trích:Kinh thi có câu: “Núi cao khiến người ngưỡng vọng, đường rộng khiến người bước theo”. Tuy ta không thể đến thời đại đó, nhưng lòng luôn hướng về nó. Ta đọc sách của họ Khổng, ngẫm ra cách làm người của ông. Ta đến đất Lỗ, ngắm miếu đường, xe cộ, trang phục, đồ tế lễ của Trọng Ni, xem nho sinh theo giờ tập lễ nghi nơi nhà ông. Ta cung kính, lưu luyến không rời được bước chân.

    Más Menos
    21 h y 49 m
  • BÍ THƯ TỈNH ỦY (tiểu thuyết)-Vân Thảo
    Apr 25 2025

    Tiểu thuyết Bí thư Tỉnh ủy dựa trên nguyên mẫu cuộc đời ông Kim Ngọc, nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phúc (sau là Vĩnh Phú), người gắn liền với danh xưng “cha đẻ của khoán hộ”, khơi nguồn vượt rào cho đổi mới kinh tế sau này. Từ những sự kiện phong phú và các tư liệu khác về cuộc đời của ông, nhà văn Vân Thảo đã xây dựng nên cuốn tiểu thuyết về một nhân vật Bí thư Tỉnh ủy, khắc họa hình ảnh một người cộng sản chân chính, luôn suy nghĩ và hành động trên cơ sở lý tưởng của Đảng và thực tiễn đời sống nhân dân chứ không phải trên giấy tờ hành chính. Ngoài câu chuyện Khoán hộ, những bài học về nhân cách, đạo đức và dũng khí của một người lãnh đạo là những bài học đáng suy ngẫm.

    Tiểu thuyết cũng phần nào tái hiện lại quãng thời gian của sự ra đời, phát triển cũng như kết cục của khoán hộ, tiền thân của khoán 10 sau này. Qua đó giúp bạn học hiểu thêm về một giai đoạn phát triển kinh tế nông nghiệp Bắc Bộ thời kỳ chiến tranh song phả đầy hơi thở nóng hổi như vừa mới ngày hôm qua.

    Más Menos
    26 h y 13 m
adbl_web_global_use_to_activate_T1_webcro805_stickypopup