Vancong.dkz Podcast Por Bui Van Cong arte de portada

Vancong.dkz

Vancong.dkz

De: Bui Van Cong
Escúchala gratis

Acerca de esta escucha

Kênh Truyện tự tạo phục vụ chính mình là chủ yếu. Hoàn toàn miễn phí!Bui Van Cong Economía Gestión Gestión y Liderazgo
Episodios
  • Đại tướng Hoàng Văn Thái tổng tham mưu trưởng đầu tiên
    May 22 2025
    Hoàng Văn Thái là một trong 34 đội viên đầu tiên của Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, được phân công phụ trách tình báo và kế hoạch tác chiến và cũng là Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên của Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam.Đại tướng Hoàng Văn Thái được đánh giá là một trong những vị tướng có ảnh hưởng quan trọng nhất trong việc hình thành và phát triển của QĐND Việt Nam, người có công lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc.“Ông là vị tướng trận mạc, sống nhân hậu, tình nghĩa được Quân đội ta và nhân dân ta mến phục”, đó là đánh giá của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về tướng Hoàng Văn Thái.Tên thật là Hoàng Văn Xiêm, sinh năm 1915 trong một gia đình yêu nước ở xã Tây An, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, đồng chí Hoàng Văn Thái sớm giác ngộ, tham gia hoạt động cách mạng (1936) và trở thành một Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam lúc 23 tuổi. Năm 1940 ông bị thực dân Pháp bắt giam. Từ năm 1941-1945, trải qua cương vị chỉ huy Đội cứu quốc quân Bắc Sơn, Trưởng đoàn học viên Việt Nam tại Trường quân sự Liễu Châu (Trung Quốc), phụ trách công tác tình báo, tác chiến trong Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, Hiệu trưởng Trường Quân chính kháng Nhật…, đồng chí Hoàng Văn Thái luôn kiên định, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng, có năng lực tổ chức, giàu trí sáng tạo, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 7-9-1945, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao thành lập Bộ Tổng Tham mưu và là Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên của QĐND Việt Nam, khi đó ông mới 30 tuổi. Trên cương vị này, ông đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng cơ quan tham mưu chiến lược của quân đội, ngành tham mưu toàn quân phát triển và dần hoàn thiện giúp Bộ Quốc phòng chỉ đạo tác chiến và xây dựng lực lượng ngày một trưởng thành. Những ý kiến chỉ đạo của ông đã góp phần quan trọng vào chiến thắng Hà Nội “60 ngày đêm khói lửa”.Ngày 20-1-1948, Hoàng Văn Thái nhận quân hàm Thiếu tướng trong đợt phong quân hàm cấp tướng đầu tiên. Ông làm Tham mưu trưởng và là Đảng ủy viên các chiến dịch lớn có ý nghĩa lịch sử đối với sự trưởng thành, chiến thắng của quân đội như Chiến dịch Biên giới (1950), Trung du, Hoàng Hoa Thám, Hà Nam Ninh, Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào.Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ (13-3 đến 7-5-1954), bên cạnh Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Thái làm Tham mưu trưởng chiến dịch, trực tiếp chỉ huy công tác tham mưu - tác chiến tại mặt trận, góp phần quan trọng vào chiến thắng Điện Biên Phủ. Năm 1958, ông là Chủ nhiệm Tổng cục Quân huấn, kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục Thể thao nhà nước. Năm 1959, ông được phong hàm Trung tướng; từ 1961-1963 học tại Học viện Quân sự Cấp cao Bắc Kinh (Trung Quốc).Hoàng Văn Thái đã cùng các đồng chí khác lãnh đạo, chỉ đạo cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, đánh bại cuộc Hành quân Toàn thắng (1-1971), các cuộc hành quân Chenla I, Chenla II, Nguyễn Huệ, chiến dịch tiến công tổng hợp 1972. Sau Hiệp định Paris (1-1973), ông làm Phó tổng Tham mưu trưởng thứ nhất, phụ trách công tác tác chiến và chi viện chiến trường cùng Lê Trọng Tấn làm kế hoạch và chỉ đạo tổ trung tâm hoàn thành kế hoạch giải phóng miền Nam 1975-1976. Ông được phong hàm Thượng tướng năm 1974.Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, ông là Phó chủ tịch Thứ nhất Hội đồng chi viện cho chiến trường, Phó tổng Tham mưu trưởng thứ nhất. Trên thực tế ông đã đảm nhiệm vai trò Tổng Tham mưu trưởng lần thứ ba, thay cho đồng chí Văn Tiến Dũng bí mật vào Nam để trực tiếp chỉ huy chiến trường.Năm 1980, ông được phong quân hàm Đại tướng. Đại tướng Hoàng Văn Thái là vị tướng trận mạc. Với kiến thức và tài năng hiếm có, đồng chí đã trở thành nhà chỉ đạo, chỉ huy quân sự xuất sắc, nhà tham mưu lão luyện của quân đội. Đồng chí rất coi trọng nhân tố chính trị, yếu tố nhân dân, là người tổ chức, chỉ huy đầu tiên của ...
    Más Menos
    3 h y 4 m
  • Bão ngầm-Tiểu thuyết trinh thám hình sự
    May 22 2025

    Một câu chuyện do người lính viết từ những gì đã trải qua, đã thấy, đã cảm trong hiện thực cuộc đấu tranh sinh tử với tội phạm. Hành trình lần tìm ra các sào huyệt ma túy, chui sâu leo cao trong các đường dây, tổ chức tội phạm… của người lính, hẳn không phải một cuộc dạo chơi. Trên con đường vào trận, mỗi bước đi của họ đều nằm giữa lằn ranh sống và chết, vinh quang hay hèn nhát. Bởi, tội phạm không chỉ đón họ bằng những loạt đạn đồng khi chống trả, mà còn giăng đầy những chiếc cạm bọc nhung.

    Nhân vật chính trong tiểu thuyết Bão ngầm là Hoa, một cô gái can đảm, yêu nghề Cảnh sát phòng chống tội phạm ma túy và Tuấn, một chiến sĩ Công an mưu trí, dũng cảm, hết lòng vì công việc. Họ tình cờ gặp nhau, yêu nhau và trở thành đồng đội của nhau, nhưng số phận run rủi đưa họ vào một chuyên án ma túy lớn. Để tiếp cận và tìm hiểu ông "trùm" của tổ chức này, Hoa phải đóng giả thành người yêu của em trai ông "trùm", còn Tuấn luôn theo sát người yêu vừa để bảo vệ, vừa để lấy thông tin chuyển về đơn vị.

    Những yêu cầu khắt khe của công việc cuốn họ đi, khiến họ không có thời gian ở bên nhau. Và rồi cuộc sống xa hoa, vương giả và sự quan tâm hết mực của người tình đã cuốn dần Hoa xa rời tổ chức và người yêu. Bị lộ bởi chính một đồng đội và cũng là lãnh đạo phòng của mình vì muốn ganh đua lên chức, vì tiền mà bất chấp tất cả, Hoa định chạy trốn theo người tình, nhưng cuối cùng vì trách nhiệm, vì day dứt ân hận với việc làm của mình, cô vẫn báo tin chỗ ẩn nấp của ông "trùm".

    Phát hiện Hoa là Công an tiếp cận anh trai đã lâu, người tình của cô đau đớn và cướp súng của Công an tự tử ngay trước mắt cô, còn ông "trùm" vì chống trả quyết liệt buộc Cảnh sát phải nổ súng tiêu diệt.

    Đọc “Bão ngầm”, người đọc sẽ ngay lập tức thấy được những phẩm chất của một người lính hình sự hiện hữu. bạn bị chinh phục bởi sự tìm tòi, thấu hiểu chi tiết tâm lý, hoàn cảnh nhân vật của tác giả.

    Về tác giả Đào Trung Hiếu:

    Đào Trung Hiếu tốt nghiệp Học viện Cảnh sát nhân dân năm 1996 và được cử về công tác tại Phòng Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái (từ 1996 đến tháng 8/2003); từ tháng 9/2003 đến 2005 ở Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Yên Bái. Đến năm 2005, anh được điều chuyển xuống làm việc tại Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội (số 7 Thiền Quang).

    Vậy là trong quãng thời gian 17 năm 6 tháng làm cảnh sát hình sự, cái đặc thù công việc ấy đã tôi luyện cho anh một bản lĩnh vững vàng kèm theo vô số những trải nghiệm thực tế sinh động. Đó là những chất liệu quí hiếm để con người yêu văn chương ấy chắp bút cho những dòng chữ của mình.


    Más Menos
    6 h y 37 m
  • Người Thầy - Nguyễn Chí Vịnh
    May 12 2025

    Ở "Người thầy", tác giả viết về chặng đường đời và những đóng góp to lớn của ông cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ sau những năm 1975. Ðó là thời kỳ bộ đội tình nguyện Việt Nam giúp nước bạn Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng của Khmer Ðỏ; thời kỳ chiến tranh biên giới phía bắc; thời kỳ hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Ðông Âu sụp đổ và thời kỳ đặt nền móng tương lai cho ngành tình báo trong hoàn cảnh và điều kiện mới... Ðây là những thời điểm đầy khó khăn, đầy biến động của thế giới có ảnh hưởng sâu sắc đến Việt Nam, nhưng dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Ðảng cùng sự đóng góp của các cá nhân xuất sắc, chúng ta đã vượt qua và giành được nhiều thắng lợi.Với nhiều người cầm bút, để tiếp cận và khai thác những nhân vật tình báo nổi tiếng là một thách thức. Khi tiếp cận được rồi thì chất liệu phong phú và cuộc đời hoạt động tiêu biểu của nhân vật chính lại đặt ra những thách thức mới: viết cái gì, viết như thế nào để không lộ bí mật, "né" được những vấn đề nhạy cảm của ngành mà vẫn bảo đảm tính chân thực, cuốn hút người đọc. Chưa kể nguy cơ bị sa lầy trong "rừng" tư liệu cái gì cũng mới, cũng hấp dẫn, nhưng lại không thể viết ra tất cả mọi thứ.Là người trong cuộc, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã tận dụng thế mạnh của người am hiểu công việc tình báo; sự gần gũi, chân tình cho dù rất nghiêm khắc của ông Ba Quốc, từ khi tác giả mới vào nghề, được ông ân cần dìu dắt, chỉ bảo; được ông Ba tin cậy chia sẻ những điều riêng tư trong cuộc sống vốn hạn chế bộc lộ tối đa vì đặc thù nghề nghiệp; được ông đào tạo thành một người chỉ huy tình báo sau này. Tác giả đã đi trên đường biên mong manh của sự sáng tạo: từ chi tiết ngồn ngộn của cuộc sống, chiến đấu của người chiến sĩ tình báo; những điều trao truyền đặc thù của nghề tình báo; cuộc đời phong phú, hấp dẫn của thầy Ba Quốc, để tìm ra một cách kể chuyện không làm văn, không màu mè nhưng lôi cuốn, thuyết phục. Bằng vốn hiểu biết và sự mẫn cảm tinh tế của người trong nghề, tác giả đã triển khai câu chuyện từ khía cạnh chân dung con người đời thường, từ đó khái quát tầm vóc phi thường của nhà tình báo xuất sắc với những chiến công thầm lặng mà hiển hách."Người thầy" không chỉ nói về những đóng góp quan trọng của ông Ba Quốc trong cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc mà còn nói về sự hy sinh không thể nói ra, những khó khăn ông phải vượt qua trong cuộc sống riêng tư éo le, những bài học về nghề tình báo, những tình cảm sâu kín và thấm đẫm tinh thần nhân văn cao đẹp với đồng đội, gia đình và thế hệ kế cận. Ông Ba Quốc và thế hệ của ông đã làm nên những huyền thoại, nhưng bản thân họ không phải là huyền thoại mà là con người bình thường như mỗi con người. Nghĩa là họ đối mặt với tất cả những vấn đề thuộc về con người. Và họ đã vượt qua những điều đó trên tinh thần phụng sự Tổ quốc là trên hết.

    Más Menos
    13 h y 33 m
adbl_web_global_use_to_activate_T1_webcro805_stickypopup
Todavía no hay opiniones