Episodios

  • Công trình trùng tu Notre-Dame de Paris nâng tầm ngành nghề thủ công ở Pháp
    Apr 25 2025
    100 công chức, nghệ nhân, chủ doanh nghiệp tham gia trùng tu Nhà thờ Đức Bà Notre-Dame de Paris được tổng thống Pháp Emmanuel Macron trao tặng huân chương ghi công ngày 15/04/2025. Họ nằm trong số hàng nghìn nhân viên, nghệ nhân tham gia vào dự án “điên rồ” trong vòng 5 năm. Năm năm cũng cho thấy sức mạnh của tập thể, tình tương ái và tay nghề, kỹ năng của những nghệ nhân Pháp. Một trăm người thợ được trao Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh (Légion d’Honneur) hoặc Huân chương Công trạng (Médaille de l'Ordre du Mérites) - hai loại huy chương trang trọng nhất của Pháp. Tự hào trào dâng và họ không giấu được xúc động, như ông Philippe Mouton, người lập kế hoạch công trường, khi trả lời nhà báo RFI Tom Malki : “Nhiều lúc người ta gọi chúng tôi là những người xây nhà thờ lớn. Chúng tôi đoàn kết, gắn bó với mục tiêu và điều đó thật tuyệt. Nhưng tôi cũng nghĩ là mình chưa hoàn thiện hết điều mà chúng tôi làm”. Còn đối với Waziz Abrousse, phụ trách phòng cháy : “Đây là một ngày đặc biệt đối với chúng tôi. Khi tôi tới Nhà thờ Đức Bà Paris, ba tháng sau vụ cháy, là cả một đống tro tàn. Hiện giờ thì đó là thử thách đẹp nhất thế giới. Tôi rất tự hào, tự hào vì đã trùng tu Nhà thờ Đức Bà Paris”.Sức mạnh của tập thể và lòng hảo tâmKhi thông báo quyết tâm trùng tu Nhà thờ Đức Bà Paris trong vòng 5 năm, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã khiến mọi người bất ngờ, thậm chỉ có phần chỉ trích vì quá “lạc quan” nếu nhìn vào khối lượng công việc. Nhưng mục tiêu đã hoàn thành ! Hàng nghìn nghệ nhân, đội ngũ kỹ thuật, thiết kế, thi công đã giúp Nhà Thờ Đức Bà Paris rực rỡ hơn cả trước đây. Rất nhiều ngành nghề thủ công cổ và có nguy cơ biến mất, được phục hồi và được đề cao trong công trường trùng tu.Trả lời RFI, ông Philippe Jost, chủ tịch tổ chức công Rebâtir Notre-Dame (Tái thiết Nhà thờ Đức Bà), nhận định :“Thành công này là thành công của người Pháp, là niềm tự hào của người Pháp. Vì thế, thật tuyệt vời khi được có mặt tại điện Élysée ngày hôm nay. Mọi người đều nói là đã sống được cuộc phiêu lưu của đời mình. Chúng tôi đã có được cuộc phiêu lưu chỉ một lần trong đời, có lẽ chúng tôi sẽ không bao giờ được trải nghiệm lại điều gì đó ý nghĩa đến như vậy. Họ đều nói như vậy, họ sống như vậy. Và điều tuyệt vời là trải nghiệm đó mang tính tập thể. Tôi nghĩ rằng tổng thống Macron muốn đó là khoảnh khắc tập thể và tất cả chúng tôi cùng trải nghiệm khoảnh khắc này như lúc cùng nhau làm việc trên công trường. Việc chúng tôi cùng nhau trải nghiệm vinh dự này, đó là lật sang một trang mới. Nhưng cuộc phiêu lưu vẫn tiếp tục nhờ lòng hào phóng đến mức chúng tôi có thể thực hiện những công việc trùng tu khác mà nhà thờ cần bởi vì vào thời điểm xảy ra hỏa hoạn, nhà thờ Đức Bà Paris đã cần được sửa chữa, cho nên có thể tiến hành ngay bây giờ. Sẽ có ít nhân viên trên công trường hơn trước. Có nhiều ngành nghề đã dời khỏi công trường, nhưng dù sao, chúng tôi vẫn tiếp tục theo đúng tinh thần trước đây, trong không gian làm việc hài hòa và đó chính là điều mà Nhà thờ Đức Bà Paris xứng đáng được hưởng”.Khôi phục giá trị, đề cao ngành nghề thủ côngCó đến 2.000 người tham gia trùng tu Nhà thờ Đức Bà Paris. Cả một “Thế hệ Nhà thờ Đức Bà - Génération Notre-Dame”, theo lời phát biểu của tổng thống Pháp, “đã cho thế giới thấy rằng không gì có thể cưỡng lại được sự táo bạo, ý chí, sự chăm chỉ và hy vọng”.“Vào ngày 15/04/2019, Nhà thờ Đức Bà Paris đã bị tấn công, được giải cứu và kể từ ngày đó, chúng ta bắt đầu xây dựng lại nhà thờ. Và nếu chúng ta ở đây đêm nay, đó là nhờ tinh thần anh hùng của những người lính cứu hỏa, tấm lòng hào phóng của tất cả các nhà tài trợ và tổ chức đã tham gia vào nỗ lực này, nhờ tài năng và sự cống hiến của hàng nghìn nghệ nhân, bạn đồng hành, chuyên gia, cũng như rất nhiều dân biểu và công dân. Có hàng nghìn người đã tham gia công ...
    Más Menos
    10 m
  • Nhạc Pháp lời Việt: Claire Syril và giai điệu « Tình sau cơn bão »
    Apr 12 2025

    Trước khi có hiện tượng Lara Fabian trong làng nhạc pop quốc tế, các bang Canada nói tiếng Pháp (đi đầu vẫn là vùng Québec) luôn thu hút nhiều tài năng đến từ các nước thuộc khối Pháp ngữ : K.Maro hay Rita Tabbakh đến từ Liban, tác giả Rick Allison sinh trưởng tại Bỉ, Corneille người gốc Rwanda sinh tại Đức hay ca sĩ Claire Syril sinh tại Ý nhưng lớn lên ở Pháp.

    Mỗi người một nét, giới nghệ sĩ lớn lên ở Canada hay chọn vùng đất lạnh làm nơi lập nghiệp, góp phần làm giàu thư viện âm nhạc tiếng Pháp. Chẳng hạn như trường hợp gần đây của tay đàn ghi ta Marco Callieri chuyên hòa quyện hai dòng nhạc Pháp-Ý theo phong cách acoustic, hay giọng ca soprano Giorgia Fumanti chuyên tạo dấu luyến giữa hai dòng nhạc dân ca và bán cổ điển. Về phần nữ ca sĩ Claire Syril, cô có hơn 15 năm sự nghiệp ca hát, đạt đỉnh cao vào giữa những năm 1970 với khá nhiều bản nhạc ăn khách.

    Ra đời tại thành phố Cremona, vùng Lombardia, miền bắc nước Ý, Claire Syril theo bố mẹ sang Pháp sinh sống từ thời niên thiếu. Do có nhiều năng khiếu, cho nên sau khi đậu bằng tú tài, cô được gia đình cho học chuyên về âm nhạc. Tốt nghiệp nhạc viện thành phố Paris vào giữa những năm 1960, Claire Syril lúc đầu muốn tiếp tục đeo đuổi ngành nghiên cứu ở nhạc viện. Để kiếm sống, cô chọn nghề dạy nhạc lý và luyện đàn piano.

    Claire Syril ghi âm sáng tác đầu tay (Tu m'as menti) vào năm 1966, nhưng đĩa nhạc phát hành lại không thành công, có lẽ cũng vì thể loại folk mà cô muốn đeo đuổi không hợp với phong trào nhạc trẻ thịnh hành ở Pháp lúc bấy giờ. Theo lời khuyên của bạn bè, Claire Syril đến Montréal vào năm 1967 tìm cơ hội thử thời vận. Ban đầu, cô nghĩ mình chỉ ở lại vài tháng, nào ngờ đất lành chim đậu : tác giả trẻ tuổi này sẽ ở lại luôn tại vùng Québec. Trong vòng hơn một thập niên, từ năm 1967 đến năm 1982, Claire Syril đã cho phát hành ba album phòng thu và hơn 20 đĩa đơn (đĩa nhạc 45 vòng).

    Thành công nhờ sáng tác và biểu diễn, Claire Syril còn chuyên soạn nhạc với hai nghệ sĩ vùng Québec là André Rousseau và Michel Gallo. Sự hợp tác của ba tác giả này cho ra đời nhiều bài hát ăn khách, chẳng hạn như « C'est ça la vie » (Đời là như thế), « Tu me reviens » (Người về bên ta), «C'est le temps de partir » (Đến lúc ra đi) …. Ngoài chất giọng trong sáng, sở trường của Claire Syril còn nằm trong cái tài soạn hợp âm, làm giàu giai điệu qua việc dùng nhiều nhạc cụ (ghi ta, saxophone, dương cầm, vĩ cầm hay phong cầm) nhờ vậy mà tạo ra được những lớp âm thanh phong phú.

    Sau gần 15 năm sự nghiệp sáng tác và ca hát, Claire Syril kể từ giữa những năm 1980, chuyển qua ngành xuất bản và điều hành các ấn bản (sách báo) nghệ thuật cho tập đoàn truyền thông Québecor. Tên tuổi của Claire Syril thường hay được gắn liền với những nhạc phẩm ăn khách như « Amour, amour » (Tiếng gọi tình yêu) , « Mon cœur cherche ton cœur » (Tim em đập cùng tim anh). Riêng giai điệu « Après l'orage » từng được tác giả Nhật Ngân phóng tác thành nhạc phẩm « Tình sau cơn bão » do các giọng ca Ngọc Lan, Kiều Nga hay Cao Lâm ghi âm.

    Thầm cầu mong cho mưa tạnh, hết rồi tháng ngày hiu quạnh. Bất hạnh rồi cũng qua nhanh, điềm lành những mãnh trời xanh. Thầm cầu mong cho giông bão, trên đường tình sớm qua mau. Cho đôi mình gặp lại nhau, yêu thương như thuở ban đầu.

    Más Menos
    9 m
  • Triều đình Huế qua lăng kính của nghệ sĩ Việt và Pháp cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20
    Apr 11 2025
    Một hoàng đế Việt Nam bộ hành đến đàn Nam Giao làm lễ tế trời. Một phái bộ Pháp được triều Nguyễn đón tiếp. Chân dung từng thành viên của phái bộ do chánh sứ Phan Thanh Giản dẫn đầu đến Paris đàm phán chuộc lại ba tỉnh miền Tây... Tác giả những hình ảnh quý hiếm này là các họa sĩ và nhiếp ảnh gia người Việt, Pháp và được giới thiệu trong triển lãm “Cái nhìn giao thoa về triều đình Huế” (Regards croisés sur la Cour impériale de Huế), Bảo tàng Quai Branly - Jacques Chirac từ ngày 06/03 đến 30/06/2025. Những nghệ sĩ vô danh ghi lại lịch sửKhông có quy mô lớn, triển lãm giới thiệu đến công chúng bối cảnh sáng tác những tác phẩm đó trong môi trường thuộc địa và triều đình Huế không ngừng thu hút sự tò mò của người Pháp. Được thể hiện qua lăng kính của các nghệ sĩ Pháp, Việt, các tác phẩm được đặt cạnh nhau mà không đối lập nhau để người xem có thể hiểu rõ hơn về động lực, mục đích của từng tác giả. Và đặc biệt hơn nữa, họ đều là những người vô danh.Caroline Herbelin, tiến sĩ lịch sử nghệ thuật, giảng viên Đại học Albany, Mỹ, đồng phụ trách triển lãm với Sarah Ligner - quản lý di sản Bảo tàng Quai Branly - Jacques Chirac, giải thích với RFI Tiếng Việt : “Mục đích của chúng tôi là trưng bày các tác phẩm có từ trước khi Trường Mỹ thuật Đông Dương thành lập vào năm 1924 đánh dấu sự khởi đầu cho nghệ thuật hiện đại ở Đông Dương. Qua triển lãm nhỏ này, chúng tôi hy vọng người xem sẽ khám phá ra những họa sĩ ít được biết đến như Nguyễn Văn Nhân, Tôn Thất Sa hay Nguyễn Thứ. Chúng tôi biết được đôi chút thông tin về tiểu sử vì họ tham gia vào Hội Những người bạn Cố đô Huế, được thành lập năm 1913 để đề cao di sản văn hóa Huế.Tuy nhiên, hầu hết các tác phẩm được trưng bày đều vô danh. Điều này là do tính chất công việc ban đầu. Những tác phẩm này không phải do các nghệ sĩ - theo định nghĩa phương Tây - tạo ra mà là các công chức hoặc viên chức cấp cao. Họ được đào tạo bài bản về quan chức triều đình, kể cả việc thành thạo thư pháp, hội họa và họ thực hiện những tác phẩm này song song với công việc. Ngoài ra còn có một số tác phẩm có thể được thực hiện bởi các nghệ nhân từ các xưởng chế tác hoàng gia”.Về phía các nghệ sĩ hoặc người Pháp đặt hàng, khó có thể tách bạch sự say mê với nghi lễ quân chủ, sự trân trọng về văn hóa và vẻ đẹp, sự quan tâm tìm tòi tài liệu và mục đích tuyên truyền. Còn người nghệ sĩ Việt Nam đáp ứng mong đợi của người đặt hàng, nhưng không để bị phục tùng. Họ đưa vào đó cách nhìn riêng, diễn giải lại văn hóa của họ thông qua các quy tắc và phong tục mới. Có thể thấy điều này, cũng như sự khác biệt của hội họa truyền thống Việt Nam, trong tác phẩm khổ lớn Lễ tiếp đón quan chức Pháp ở triều đình Huế (Réception de personnalités françaises à la cour de Huế), theo giải thích của Caroline Herbelin :“Điều thú vị là với những tác phẩm có hai kiểu khổ này, người ta thấy được những yếu tố vẫn có trong hội họa dân gian Việt Nam, ví dụ tranh khắc dân gian, khắc chữ phổ biến ở xứ Huế, và đáng chú ý là các vùng phẳng có màu sắc tươi sáng. Tác phẩm “Lễ tiếp đón quan chức Pháp ở triều đình Huế” không sử dụng bóng và hầu như không tạo khối, trái với những gì người ta thấy có trong hội họa châu Âu. Nhưng thú vị nữa là cũng có thể thấy những yếu tố trong hội họa Trung Quốc thời bấy giờ, đặc biệt là cảm hứng từ tranh xuất khẩu của Trung Quốc, từ cuối thế kỷ 18 và được làm riêng cho thị hiếu châu Âu. Do đó có thể thấy trong những tác phẩm ở Việt Nam có điểm tương đồng phần nào, đặc biệt là việc sử dụng phối cảnh, phẳng, khổ hình chữ nhật, vuông dễ vận chuyển, thường được đóng khung để treo cố định trên tường. Những điểm này khác hẳn với những bức tranh cổ điển ở Việt Nam, thường là tranh cuộn theo chiều dọc và chiều ngang, không treo hoặc trưng bày cố định được”.Phá vỡ uy nghi, đưa triều đình đến gần ...
    Más Menos
    10 m
  • Pháp : Trào lưu chuyển thể thành phim các bộ truyện kinh điển
    Mar 14 2025
    Mặc dù chỉ giành được hai giải César trên tổng số 14 đề cử, nhưng bộ phim Pháp thắng lớn trong năm vừa qua vẫn là « Bá tước Monte Cristo », phóng tác từ truyện của văn hào Dumas. Nam diễn viên Pierre Niney đã không lầm khi đăng tin nhắn trên mạng xã hội Instagram : phần thưởng lớn nhất vẫn là tình cảm ưu ái của khán giả. Về điểm này, bộ phim đã lập kỷ lục với hơn 9 triệu lượt người xem. Thành công tột bậc của « Bá tước Monte Cristo » (Le Comte de Monte Cristo) đã tạo thêm cơ hội cho các nhà sản xuất lao vào khai thác kho truyện kinh điển của Pháp. Sau loạt phim truyền hình « Nautilus » phóng tác từ bộ tiểu thuyết « Hai vạn dặm dưới đáy biển » (20.000 lieues sous les mers) của Jules Verne, đã có hai tập « Ba chàng lính ngự lâm » (Les trois mousquetaires) trên màn ảnh rộng. Năm nay, có nhiều dự án sắp được cho ra mắt. Đầu tiên hết là bản điện ảnh mới của Những người khốn khổ (Les Misérables) dựa theo kiệt tác của văn hào Victor Hugo, với Vincent Lindon trong vai chính. Đây sẽ là phiên bản phóng tác thứ 32 trong gần một thế kỷ qua.Kế đến có dự án « Truy lùng Fantômas », dựa theo bộ truyện nhiều kỳ đăng trên báo vào những năm 1910 của hai tác giả Pierre Souvestre và Marcel Allain. Phiên bản nổi tiếng trước đây là vào giữa những năm 1960, với vua hề Louis de Funès và tài tử Jean Marais trong vai chính. Còn bản mới được giao cho đạo diễn Frédéric Tellier (Vụ án SK1) và có khả năng Vincent Cassel sẽ đảm nhận vai chính.Hợp tác giữa ngành xuất bản và các hãng phimCuối cùng và quan trọng không kém là dự án quay phim « Bóng ma trong nhà hát » (Le Fantôme de l'Opéra) dựa theo quyển tiểu thuyết nhiều kỳ đăng trên báo của Gaston Leroux vào năm 1909. Tác phẩm nổi tiếng này đã trở thành nguồn cảm hứng cho hàng chục phiên bản chuyển thể kể cả điện ảnh, truyền hình và nhạc kịch. Tuy nhiên, điều đáng ghi nhận là hầu hết các bản phóng tác đều do các đạo diễn nước ngoài thực hiện (Anh, Mỹ hay Ý). Đây là lần đầu tiên bộ phim sẽ được quay bằng tiếng Pháp với dàn diễn viên trẻ như Deva Cassel, Julien de Saint Jean (từng thành công trong Monte Cristo) và Romain Duris (vai chính trong phim tiểu sử về Gustave Eiffel). Phiên bản điện ảnh mới lấy cảm hứng từ câu chuyện tình bí ẩn trong nhà hát Opéra Garnier của Paris lộng lẫy xa hoa vào cuối thế kỷ XIX, kết hợp hai thể loại tâm lý hồi hộp với phim huyền ảo theo kiểu « Twilight ».Theo Trung tâm Điện ảnh Quốc gia CNC, trong gần một thập niên vừa qua, đã có hơn 1.400 bộ phim điện ảnh cũng như truyền hình là các bản phóng tác từ tiểu thuyết, tính trung bình có khoảng 70 tác phẩm được chuyển thể mỗi năm. Theo cô Jessy Neau, giáo sư khoa Văn học so sánh tại trường đại học Poitiers, hiện tượng chuyển thể sách thành phim đã có từ lâu, nhưng lại đặc biệt tăng mạnh trong những năm gần đây, nhờ vào sự hợp tác chặt chẽ giữa ngành xuất bản và các nhà làm phim. Trào lưu này vừa giúp công chúng khám phá lại các tác phẩm văn học nhưng đồng thời là động lực kinh tế đẩy nền điện ảnh ra khỏi vòng khủng hoảng.« Theo khảo sát gần đây của Trung tâm Điện ảnh Quốc gia, ta có thể nhận thấy, 20% các bộ phim được cho ra mắt ở Pháp, tức 1/5 đều được chuyển thể từ sách in. Mặc dù các kịch bản gốc, không dựa vào tiểu thuyết hay truyện ngắn vẫn còn giành ưu thế, nhưng rõ ràng là kịch bản phóng tác đang dần lớn mạnh, đóng một vai trò quan trọng hơn. Điều này chủ yếu là do sự thành công tại các rạp chiếu phim của các tác phẩm điện ảnh phóng tác từ các quyển tiểu thuyết nổi tiếng. Sở dĩ có nhiều tựa sách được chuyển thể lên màn ảnh rộng là vì kể từ hơn một thập niên qua, hai ngành xuất bản sách và sản xuất phim đã xích lại gần nhau để hợp tác chặt chẽ hơn nữa. Bằng chứng là kể từ 10 năm nay, trong khuôn khổ liên hoan Cannes, hội chợ phim đã cho ra đời sự kiện « Shoot the Book ». Chương trình này tuyển chọn kỹ lưỡng rồi giới thiệu với giới sản xuất những tựa sách có cốt truyện hấp dẫn, có nội dung phù hợp ...
    Más Menos
    9 m
  • Guy Savoy, đầu bếp Pháp đầu tiên được bầu vào Viện Hàn lâm Mỹ thuật
    Mar 7 2025
    Lần đầu tiên trong lịch sử Pháp, một đầu bếp trứ danh và đồng thời là một trong những gương mặt tiêu biểu của làng ẩm thực Pháp, ông Guy Savoy được bầu vào Viện Hàn lâm Mỹ thuật hồi trung tuần tháng 11/2024. Qua động thái chưa từng có này, Viện Hàn lâm đã công nhận ẩm thực như một môn nghệ thuật theo đúng nghĩa của từ, ngang tầm với hội họa, điêu khắc hoặc kiến trúc. Sự kiện một đầu bếp gia nhập Viện Hàn lâm Mỹ thuật, một định chế hơn 200 tuổi, nhấn mạnh tầm quan trọng của ngành ẩm thực nói chung, góp phần tạo thêm ảnh hưởng của Pháp thông qua các biểu tượng văn hóa nghệ thuật. Nói cách khác, khái niệm ẩm thực từ nay được xem là một trong những trụ cột của « quyền lực mềm » của nước Pháp trên toàn thế giới. Không phải ngẫu nhiên lễ trao giải La Liste hàng năm, danh sách bao gồm 1.000 nhà hàng ngon nhất thế giới được tổ chức tại bộ Ngoại Giao Pháp - Quai d'Orsay, điều đó nêu bật tầm ảnh hưởng của ẩm thực trong việc củng cố hình ảnh và gây dựng uy tín của nước Pháp ở nước ngoài.Vào nghề ẩm thực từ năm 16 tuổi, ông Guy Savoy ban đầu theo học nghề làm bánh ngọt và chocolat với thầy Louis Marchand, sau đó chuyển sang học nghề nấu ăn với hai anh em Trois Gros tại thị trấn Roanne. Bạn học « cùng bếp » với ông Guy Savoy lúc bấy giờ chính là ông Bernard Loiseau và đôi bạn đều trở nên nổi tiếng từ giữa những năm 1970 trở đi. Trong vòng 50 năm sự nghiệp, tên tuổi của Guy Savoy được gắn liền với nhiều giải thưởng có uy tín, trong đó có danh hiệu « Nhà hàng ngon nhất thế giới » theo bảng xếp hạng La Liste trong 7 năm liền, dành cho nhà hàng mang tên ông nằm trên tầng một của Viện Bảo tàng « La Monnaie de Paris ».Guy Savoy : « Nhà hàng ngon nhất thế giới » trong 7 năm liềnMặc dù bị ban điều hành sách hướng dẫn Michelin tước mất ngôi sao thứ ba trong năm vừa qua, nhưng tài năng của ông Guy Savoy vẫn tiếp tục tỏa sáng nhờ lối tiếp cận khác thường, cách nấu ăn độc đáo, luôn đì tìm thế cân bằng giữa truyền thống và sáng tạo. Trong số các món ăn tiêu biểu nhất của ông (signature), có món súp atisô với nấm truffle đen, rắc một chút phô mai ăn kèm với bánh brioche nướng phồng, xốp mềm.Về mặt lịch sử, nước Pháp gồm 5 viện hàn lâm tập hợp dưới định chế Institut de France, trong đó lâu đời nhất vẫn là Viện Hàn lâm Pháp được thành lập năm 1635, tức cách đây gần 4 thế kỷ. Kế đến có các Viện Hàn lâm Văn học (1663), Khoa học (1666), Khoa học Đạo đức và chính trị (1795), và cuối cùng đến phiên Viện Hàn lâm Mỹ thuật (Beaux-Arts) được thành lập vào năm 1816, chủ yếu bao gồm các môn nghệ thuật cổ điển như hội họa, điêu khắc, âm nhạc hay kiến trúc …Hai thế kỷ sau ngày được thành lập (1816), Viện Hàn lâm Mỹ thuật cuối cùng cũng đã công nhận ẩm thực có giá trị ngang tầm với nhiều môn nghệ thuật. Ông Guy Savoy trở thành đầu bếp đầu tiên khoác lên vai bộ « trang phục » màu xanh lục, trong tiếng Pháp họ còn được gọi là « bất tử » (les immortels). Trả lời phỏng vấn RFI Pháp ngữ, đầu bếp Guy Savoy đã cho biết cảm tưởng của ông cũng như quá trình xin gia nhập Viện Hàn lâm Mỹ thuật :« Tôi biết được tin này hôm 13/11/2024. Dĩ nhiên, trước đó tôi đã nộp hồ sơ xin gia nhập Viện Hàn lâm Mỹ thuật và cuộc vận động để được kết nạp làm thành viên đã kéo dài trong hai năm, tính từ năm 2022. Vào thời bấy giờ, một số viện sĩ không hiểu vì sao ẩm thực Pháp đã được công nhận như một bộ môn nghệ thuật, từng được Unesco xếp vào hàng di sản văn hóa thế giới, nhưng vẫn chưa có một gương mặt nào đại diện cho ngành ẩm thực tại Viện Hàn lâm Mỹ thuật. Để được kết nạp, ứng cử viên phải nhận được đa số phiếu bầu của hơn 50 thành viên áo xanh thuộc Viện Hàn lâm Mỹ thuật. Đây là một bước tiến tuyệt vời không những cho ngành ẩm thực mà còn thể hiện « nghệ thuật sống » theo quan niệm của người Pháp. Bản thân tôi vẫn tự xem mình là một nghệ nhân, chỉ có Viện Hàn lâm Mỹ thuật mới có thẩm ...
    Más Menos
    9 m
  • Phim « Dans la cuisine des Nguyễn » : Chuyện đôi đũa lệch trong gia đình gốc Việt
    Feb 28 2025
    « Dans la cuisine des Nguyễn » (Trong căn bếp gia đình họ Nguyễn) là tựa đề bộ phim của đạo diễn Stéphane Lý Cường. Năm nay 52 tuổi, anh từng tốt nghiệp khoa điện ảnh tại đại học Brooklyn (Mỹ) và trường cao đẳng Fémis (Pháp) chuyên về hình ảnh và âm thanh. Sau nhiều năm làm đạo diễn và sáng tác cho sân khấu kịch nghệ, lần đầu tiên anh Stéphane Lý Cường dấn thân sang ngành quay phim truyện. Dưới dạng nhạc kịch, đan xen tài tình những cảnh quay có đối thoại với các màn ca múa, bộ phim « Dans la cuisine des Nguyễn » kể lại câu chuyện của Yvonne Nguyễn (Clotilde Chevalier thủ vai), một phụ nữ trẻ người Pháp gốc Việt, nuôi mộng trở thành diễn viên chuyên nghiệp. Ước mơ của Yvonne làm cho mẹ cô (diễn viên Trần Nghĩa Ánh) thất vọng. Bà hy vọng Yvonne sớm lấy được một ông chồng có địa vị cao trong xã hội, nhưng trước mắt bà muốn con gái mình về làm chủ quán ăn gia đình.Đằng sau căn bếp của nhà họ Nguyễn, thực ra là câu chuyện phổ quát của nhiều cộng đồng người nhập cư. Những điểm bất đồng trong lối suy nghĩ thường làm nảy sinh mâu thuẫn gia đình. Chênh lệch tuổi tác cùng với khác biệt văn hóa Âu-Á khiến quan hệ thêm xung khắc giữa các thành viên sống chung một nhà.Bằng lối kể chuyện ít khi nào trực diện nhưng không kém phần tinh tế, đạo diễn Stéphane Lý Cường phác họa được câu chuyện của những đôi « đũa lệch » : mẹ « hiền » càng khuyên bảo, con gái càng cứng đầu, không phải mẹ đặt đâu, Yvonne cũng ngồi đó. Xen kẽ lời thoại khôi hài với những khoảnh khắc cảm động, hai mẹ con cũng phải tìm cách bù đắp khoảng cách chênh lệch, chấp nhận sự khác biệt để có thể hòa thuận gần gũi bên nhau.RFI : Nhân dịp ra mắt bộ phim « Dans la cuisine des Nguyễn » (Trong căn bếp gia đình họ Nguyễn), anh Stéphane Lý Cường đã có nhã ý ghé thăm ban Việt ngữ RFI. Thưa anh, được biết là sau nhiều năm hoạt động nhiều năm trong lãnh vực kịch nghệ, anh vừa chuyển sang thực hiện bộ phim đầu tay. Bước đầu này có ý nghĩa gì đối với anh ?Stéphane Lý Cường : Điều quan trọng nhất ở đây là tôi muốn kể lại một câu chuyện gia đình gốc Việt trên màn ảnh rộng : tôi sinh ra và lớn lên tại Pháp, bố mẹ tôi đều là người Việt. Nhưng qua phim ảnh, nhất là tại các rạp chiếu phim, những câu chuyện gia đình người Việt ở Pháp hiếm khi nào được nhắc tới, nếu không nói là chưa bao giờ, cho dù cộng đồng Việt Nam là một phần quan trọng trong xã hội Pháp. Tôi nghĩ đã đến lúc nên chia sẻ những câu chuyện như vậy. Cho dù cộng đồng châu Á có nhiều hình ảnh tích cực, thường được xem là hội nhập tốt, nhưng trong xã hội vẫn còn một số hành động phân biệt đối xử cũng như những định kiến về cộng đồng người châu Á.Về mặt nghề nghiệp, quả thực là tôi đã làm việc nhiều năm trong làng kịch nghệ, nhưng niềm đam mê lớn nhất của tôi vẫn là nghệ thuật thứ 7. Sau khi tốt nghiệp trường điện ảnh, cuộc sống lại đẩy đưa tôi đến với sân khấu kịch, nay tôi muốn tìm lại niềm đam mê điện ảnh đầu đời.RFI: Từ ý tưởng nhen nhúm ban đầu cho đến khi được viết thành kịch bản rồi quay phim cho màn ảnh lớn, một dự án có thể đòi hỏi rất nhiều thời gian. Anh còn nhớ ngẫu hứng làm phim đã nảy sinh từ lúc nào ?Stéphane Lý Cường : Cách đây hơn 10 năm, tôi đã sáng tác và dàn dựng một vở kịch mang tựa đề « Cabaret jaune citron », kể lại câu chuyện của Yvonne Nguyễn, một phụ nữ khoảng 30 tuổi nuôi mộng thành danh trong làngsân khấu nhạc kịch, nhưng gia đình lại đặt vào cô nhiều niềm hy vọng khác, từ đó mới nảy sinh những xung đột trong quan hệ gia đình. Vào thời bấy giờ, tôi đã muốn nói về thế hệ được nuôi dưỡng trong hai nền văn hóa khác nhau. Khi ta còn nhỏ, điều này được xem là một thách thức. Nhiều đứa bé do muốn lớn lên như bao trẻ em Pháp khác,nên ban đầu có thể không chấp nhận hay chối bỏ nét khác biệt văn hóa từ gia đình mình.Thế nhưng khi lớn lên, nền văn hóa kép ấy lại là một dịp may. Làm thế nào để tìm ra bản ...
    Más Menos
    10 m
  • Pháp : Trí tuệ nhân tạo tác động thế nào đến ngành sản xuất trò chơi điện tử ?
    Feb 21 2025
    Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo có thể ảnh hưởng đến khoảng 40% việc làm trên toàn thế giới, theo một báo cáo do Qũy Tiền tệ Quốc tế công bố hồi đầu năm 2024. Cụ thể hơn, các ứng dụng AI đã bắt đầu thay thế một số công việc trong lãnh vực game video. Các công ty chuyên sản xuất trò chơi điện tử thực sự đang phải đối mặt với những thách thức từ sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo AI. Dù có tay nghề, nhưng nhiều chuyên viên vẫn có nguy cơ bị mất việc làm.Cũng như ngành điện ảnh có nhiều khâu sản xuất, nghề chế tạo trò chơi điện tử là một xưởng công nghiệp tập hợp cùng lúc nhiều kỹ năng chuyên môn. Để làm một trò chơi video, êkíp cần có các nghệ sĩ đồ họa, nhà thiết kế bối cảnh, họa sĩ vẽ nhân vật và minh họa cốt truyện. Bên cạnh đó, có các nhà biên kịch, chuyên soạn kịch bản hay viết lời thoại. Vai trò của các nhà phát triển phần mềm và các lập trình viên cũng quan trọng không kém, các chuyên viên này có nhiệm vụ viết mã lập trình mà máy có thể hiểu được. Trong các dự án có kinh phí đầu tư cao, nhóm sản xuất sẽ cần đến những diễn viên vào vai (một hay nhiều) nhân vật trong game, hoặc cho mượn giọng đọc để lồng tiếng cũng như kể chuyện. Hầu như tất cả các công việc kể trên đều bị ảnh hưởng bởi trí tuệ nhân tạo. Ở mọi khâu sản xuất, nhóm chế tạo trò chơi video đã có thể giao một phần công việc cho trí tuệ nhân tạo, thay vì huy động nhiều nhân viên.Chẳng hạn như thay vì sử dụng cùng lúc 6 hoặc 7 nghệ sĩ để thiết kế khung cảnh, vẽ phông nền cho một trò chơi điện tử, một số chủ công ty sản xuất game video lại tuyển một êkíp nhỏ hơn, chỉ với 1 hoặc 2 nhà phát triển phần mềm, họ sẽ được hỗ trợ bởi một ứng dụng Generative AI, còn được gọi là « AI tạo sinh », dựa vào mô hình học sâu để phát triển dữ liệu tổng hợp, văn bản, hình ảnh, video tùy theo yêu cầu của người dùng. Trong trò chơi điện tử, thay vì dùng họa sĩ vẽ phông nền, nhóm sản xuất có thể sử dụng AI tạo sinh để dựng cảnh đường phố với muôn ánh đèn, vẽ cảnh biển xanh bao la gợn sóng, đồi núi trùng điệp mênh mông.Tập đoàn Ubisoft, công ty sản xuất trò chơi điện tử lớn nhất tại Pháp với hơn 1.200 nhân viên, đã sử dụng công nghệ AI tạo sinh để hỗ trợ khâu biên kịch trong phần viết đối thoại. Nhưng một số tập đoàn khác còn muốn đi xa hơn nữa. Tại hội chợ hàng điện tử dành cho người tiêu dùng Consumer Electronics Show, tổ chức đầu tháng Giêng tại Las Vegas, tập đoàn công nghệ Nvidia tuyên bố cung cấp cho các nhà lập trình những công cụ để tạo ra các nhân vật trong thế giới video điện tử có khả năng tương tác trực tiếp và trả lời những thắc mắc của người chơi game.Các hãng sản xuất game NetEase và Tencent của Trung Quốc, cũng như Ubisoft của Pháp, đã ký hợp đồng với Nvidia mua quyền sử dụng công cụ AI tạo sinh này. Ngay cả các lập trình viên, dù có giỏi cách mấy cũng không thoát khỏi tầm ảnh hưởng ngày càng lớn của trí tuệ nhân tạo.Hàng ngàn người bị mất việc làm trong năm 2024Nhờ vào mô hình học sâu, AI tạo sinh đã có thể bắt đầu thay thế con người, học ngôn ngữ lập trình để viết những chuỗi mã hóa. Trước hiện tượng AI được phát triển nhanh chóng, mạng Steam, chuyên phân phối và quản lý bản quyền công nghệ số và các trò chơi trên máy tính, buộc phải cập nhật các quy tắc sử dụng. Kể từ nay, các hãng sản xuất game video sẽ phải nói rõ trò chơi của họ có chứa AI hay không và trí tuệ nhân tạo được sử dụng trong khâu nào, dưới hình thức gì.Về điểm này, những người lạc quan nhất cho rằng trí tuệ nhân tạo AI sẽ đỡ bớt phần nào « gánh nặng » cho các lập trình viên, họ có thể tránh những công việc đơn điệu, lặp đi lặp lại cùng một thao tác, để tập trung nhiều hơn vào những khâu đòi hỏi tính sáng tạo. Thế nhưng, cũng có nhiều người, nhất là giới nghệ sĩ minh họa và thiết kế phong cảnh, tỏ vẻ bi quan trước câu hỏi : liệu công việc của họ có còn tồn tại trong ...
    Más Menos
    9 m
  • Những khúc Xuân Ca trong làng nhạc cổ điển
    Feb 1 2025
    Nhà soạn nhạc người Ý Antonio Vivaldi không phải là kẻ si tình duy nhất trao trọn trái tin cho Nàng Xuân. Bản Symphonie số 1 của nhạc sĩ người Đức Robert Schumann cũng mang tên Xuân. Trong sự nghiệp ngắn ngủi, nhạc sĩ dương cầm Mendelssohn đã để lại cho hậu thế khúc Xuân Ca. Vũ điệu mùa Xuân của tác giả người Pháp Debussy là sự vui tươi trong một ngày mới. Nhịp điệu dồn dập, thôi thúc trong Lễ Đăng Quang Mùa Xuân của Stravinsky hừng hực nhựa sống. Ý xuân trong những khúc xuân caNhưng đâu cần phải mang tên Xuân mới là là hơi thở mùa xuân. Nhạc phẩm Die Moldau mang tên con sông Vltava chảy qua thành phố Praha, Tiệp Khắc đã trở một trong những biểu tượng lớn nhất của Mùa Xuân nhờ nhà soạn nhạc Bedrich Smetana (1824-1881).Vlatava là con sông dài nhất, hơn 430 km, của Tiệp Khắc và dưới thời kỳ còn bị vương quốc Áo đô hộ, con sông được biết đến nhiều hơn dưới tên gọi là dòng Die Moldau. Nhạc sĩ Smetana năm 1874, trên đỉnh cao danh vọng, đã mang hết bầu nhiệt huyết để soạn một tuyển tập nhạc gồm 6 bản, mà trong đó Die Moldau được biết đến nhiều hơn cả. Khúc nhạc này nổi tiếng nhờ giai điệu du dương, bay bổng nhẹ nhàng với một vài nốt nhạc dễ nghe, dễ nhớ. Dường như giai điệu ấy bắt nguồn từ một bài hát dân gian, đậm tình dân tộc của người dân sứ Tiệp. Nhưng không chỉ có thế. Trong tác phẩm này Smetana thả bước theo hai dòng suối nhỏ ở thượng nguồn sâu thẳm trong vùng Bohemia : hai mạch nước quấn vào nhau thành một con sông nấp mình trong rừng sâu, đem nước sống tưới mát đồng cỏ, làng quê, vươn ra đến thành phố trước khi hòa nhập vào với con sông lớn Elbe … Trong suốt hành trình đó, có tiếng suối reo, có đám cưới đồng quê, có ánh trăng vàng… Nước có lúc hiền hoà, khi thì cuồng nhiệt siết chảy như như thác đổ …Khát vọng tự doNhạc sĩ Bedrich Smetana sinh ra trong một gia đình đông con tại thị trấn Litomysl vùng Bohemia Tiệp Khắc. Là một người có tinh thần yêu nước cao, ông sớm sáng tác những khúc quân ca, hòa mình với cuộc nổi dậy năm 1848 bùng lên tại Praha. … Smetana cũng đã trải qua một thời gian dài ở Thụy Điển trước khi về điều hành trường nhạc và một nhà hát ở thủ đô Tiệp Khắc… Từ thập niên 1860 ông ấp ủ dự án sáng tác một tập nhạc với những bài ca yêu nước. Năm 1874 ông bắt đầu soạn tuyển tập lấy tên là Ma Vlast, Tổ Quốc Tôi. Trong nhạc phẩm Die Moldau Smetana mượn hình ảnh con sông hiền hòa để nói lên khát vọng tự do của cả một dân tộc. Cũng chính vì thế mà bản nhạc này luôn đồng hành với người dân Tiệp Khắc trong mỗi cuộc đấu tranh : Thập niên 1940, Die Moldau là biểu tượng kháng chiến của người dân Tiệp chống Đức Quốc Xã. Nhạc phẩm này hành với phong trào nổi dậy Mùa Xuân Praha năm 1968 chống lại bàn tay sắt của Liên Xô. Cũng ca khúc này trở thành biểu tượng của cuộc Cánh Mạng Nhung 1989 lật đổ chế độ Cộng Sản.Từ năm 1946 bản Die Moldau luôn là tác phẩm đầu tiên trỗi lên vào mỗi lễ hội âm nhạc Festival Mùa Xuân Praha, được tổ chức đúng ngày giỗ nhạc sĩ Bedrich Smetana 12 tháng 5 hàng năm. Tháng 5 ở Tiệp vẫn còn là mùa xuân…Vỗ cánh chim bayChim hót trên cành hay con chim rời tổ cũng là biểu tượng của mùa xuân. Phải chăng vì thế mà nhạc phẩm ít được biết đến The Lark Ascending của nhà soạn nhạc người Anh Raph Vaughan Williams (1872-1958) được xem là một trong những khúc xuân ca độc đáo nhất. Đến với tác phẩm này, ta không khỏi nghĩ đến bài thơ của Huy Cận được sáng tác năm 1964 : « Con chim chiền chiệnBay vút, vút caoLòng đầy yêu mếnKhúc hát ngọt ngào (…)Con chim chiền chiện,Hồn xanh quê nhàSáng nay lại hót,Tưng bừng lòng ta » Được xem là một trong những nhà soạn nhạc có ảnh hưởng lớn nhất của Anh Quốc ở nửa đầu thế kỷ XX, Raph Vaughan Williams lấy nguồn cảm hứng từ hình cảnh con chim rời tổ, tự do bay lượn, ca hát trên trời cao khi ông sáng tác bản concerto The Lark Ascending. Tiếng vĩ cầm ở đây thánh thót như tiếng chim, « vút, vút cao » để một ngày nào nó « tung cánh chim tìm về tổ...
    Más Menos
    9 m
adbl_web_global_use_to_activate_webcro768_stickypopup