Tạp chí văn hóa

De: RFI Tiếng Việt
  • Resumen

  • Sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật, đặc biệt là tại Pháp và Việt Nam

    France Médias Monde
    Más Menos
Episodios
  • Công trình trùng tu Notre-Dame de Paris nâng tầm ngành nghề thủ công ở Pháp
    Apr 25 2025
    100 công chức, nghệ nhân, chủ doanh nghiệp tham gia trùng tu Nhà thờ Đức Bà Notre-Dame de Paris được tổng thống Pháp Emmanuel Macron trao tặng huân chương ghi công ngày 15/04/2025. Họ nằm trong số hàng nghìn nhân viên, nghệ nhân tham gia vào dự án “điên rồ” trong vòng 5 năm. Năm năm cũng cho thấy sức mạnh của tập thể, tình tương ái và tay nghề, kỹ năng của những nghệ nhân Pháp. Một trăm người thợ được trao Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh (Légion d’Honneur) hoặc Huân chương Công trạng (Médaille de l'Ordre du Mérites) - hai loại huy chương trang trọng nhất của Pháp. Tự hào trào dâng và họ không giấu được xúc động, như ông Philippe Mouton, người lập kế hoạch công trường, khi trả lời nhà báo RFI Tom Malki : “Nhiều lúc người ta gọi chúng tôi là những người xây nhà thờ lớn. Chúng tôi đoàn kết, gắn bó với mục tiêu và điều đó thật tuyệt. Nhưng tôi cũng nghĩ là mình chưa hoàn thiện hết điều mà chúng tôi làm”. Còn đối với Waziz Abrousse, phụ trách phòng cháy : “Đây là một ngày đặc biệt đối với chúng tôi. Khi tôi tới Nhà thờ Đức Bà Paris, ba tháng sau vụ cháy, là cả một đống tro tàn. Hiện giờ thì đó là thử thách đẹp nhất thế giới. Tôi rất tự hào, tự hào vì đã trùng tu Nhà thờ Đức Bà Paris”.Sức mạnh của tập thể và lòng hảo tâmKhi thông báo quyết tâm trùng tu Nhà thờ Đức Bà Paris trong vòng 5 năm, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã khiến mọi người bất ngờ, thậm chỉ có phần chỉ trích vì quá “lạc quan” nếu nhìn vào khối lượng công việc. Nhưng mục tiêu đã hoàn thành ! Hàng nghìn nghệ nhân, đội ngũ kỹ thuật, thiết kế, thi công đã giúp Nhà Thờ Đức Bà Paris rực rỡ hơn cả trước đây. Rất nhiều ngành nghề thủ công cổ và có nguy cơ biến mất, được phục hồi và được đề cao trong công trường trùng tu.Trả lời RFI, ông Philippe Jost, chủ tịch tổ chức công Rebâtir Notre-Dame (Tái thiết Nhà thờ Đức Bà), nhận định :“Thành công này là thành công của người Pháp, là niềm tự hào của người Pháp. Vì thế, thật tuyệt vời khi được có mặt tại điện Élysée ngày hôm nay. Mọi người đều nói là đã sống được cuộc phiêu lưu của đời mình. Chúng tôi đã có được cuộc phiêu lưu chỉ một lần trong đời, có lẽ chúng tôi sẽ không bao giờ được trải nghiệm lại điều gì đó ý nghĩa đến như vậy. Họ đều nói như vậy, họ sống như vậy. Và điều tuyệt vời là trải nghiệm đó mang tính tập thể. Tôi nghĩ rằng tổng thống Macron muốn đó là khoảnh khắc tập thể và tất cả chúng tôi cùng trải nghiệm khoảnh khắc này như lúc cùng nhau làm việc trên công trường. Việc chúng tôi cùng nhau trải nghiệm vinh dự này, đó là lật sang một trang mới. Nhưng cuộc phiêu lưu vẫn tiếp tục nhờ lòng hào phóng đến mức chúng tôi có thể thực hiện những công việc trùng tu khác mà nhà thờ cần bởi vì vào thời điểm xảy ra hỏa hoạn, nhà thờ Đức Bà Paris đã cần được sửa chữa, cho nên có thể tiến hành ngay bây giờ. Sẽ có ít nhân viên trên công trường hơn trước. Có nhiều ngành nghề đã dời khỏi công trường, nhưng dù sao, chúng tôi vẫn tiếp tục theo đúng tinh thần trước đây, trong không gian làm việc hài hòa và đó chính là điều mà Nhà thờ Đức Bà Paris xứng đáng được hưởng”.Khôi phục giá trị, đề cao ngành nghề thủ côngCó đến 2.000 người tham gia trùng tu Nhà thờ Đức Bà Paris. Cả một “Thế hệ Nhà thờ Đức Bà - Génération Notre-Dame”, theo lời phát biểu của tổng thống Pháp, “đã cho thế giới thấy rằng không gì có thể cưỡng lại được sự táo bạo, ý chí, sự chăm chỉ và hy vọng”.“Vào ngày 15/04/2019, Nhà thờ Đức Bà Paris đã bị tấn công, được giải cứu và kể từ ngày đó, chúng ta bắt đầu xây dựng lại nhà thờ. Và nếu chúng ta ở đây đêm nay, đó là nhờ tinh thần anh hùng của những người lính cứu hỏa, tấm lòng hào phóng của tất cả các nhà tài trợ và tổ chức đã tham gia vào nỗ lực này, nhờ tài năng và sự cống hiến của hàng nghìn nghệ nhân, bạn đồng hành, chuyên gia, cũng như rất nhiều dân biểu và công dân. Có hàng nghìn người đã tham gia công ...
    Más Menos
    10 m
  • Nhạc Pháp lời Việt: Claire Syril và giai điệu « Tình sau cơn bão »
    Apr 12 2025

    Trước khi có hiện tượng Lara Fabian trong làng nhạc pop quốc tế, các bang Canada nói tiếng Pháp (đi đầu vẫn là vùng Québec) luôn thu hút nhiều tài năng đến từ các nước thuộc khối Pháp ngữ : K.Maro hay Rita Tabbakh đến từ Liban, tác giả Rick Allison sinh trưởng tại Bỉ, Corneille người gốc Rwanda sinh tại Đức hay ca sĩ Claire Syril sinh tại Ý nhưng lớn lên ở Pháp.

    Mỗi người một nét, giới nghệ sĩ lớn lên ở Canada hay chọn vùng đất lạnh làm nơi lập nghiệp, góp phần làm giàu thư viện âm nhạc tiếng Pháp. Chẳng hạn như trường hợp gần đây của tay đàn ghi ta Marco Callieri chuyên hòa quyện hai dòng nhạc Pháp-Ý theo phong cách acoustic, hay giọng ca soprano Giorgia Fumanti chuyên tạo dấu luyến giữa hai dòng nhạc dân ca và bán cổ điển. Về phần nữ ca sĩ Claire Syril, cô có hơn 15 năm sự nghiệp ca hát, đạt đỉnh cao vào giữa những năm 1970 với khá nhiều bản nhạc ăn khách.

    Ra đời tại thành phố Cremona, vùng Lombardia, miền bắc nước Ý, Claire Syril theo bố mẹ sang Pháp sinh sống từ thời niên thiếu. Do có nhiều năng khiếu, cho nên sau khi đậu bằng tú tài, cô được gia đình cho học chuyên về âm nhạc. Tốt nghiệp nhạc viện thành phố Paris vào giữa những năm 1960, Claire Syril lúc đầu muốn tiếp tục đeo đuổi ngành nghiên cứu ở nhạc viện. Để kiếm sống, cô chọn nghề dạy nhạc lý và luyện đàn piano.

    Claire Syril ghi âm sáng tác đầu tay (Tu m'as menti) vào năm 1966, nhưng đĩa nhạc phát hành lại không thành công, có lẽ cũng vì thể loại folk mà cô muốn đeo đuổi không hợp với phong trào nhạc trẻ thịnh hành ở Pháp lúc bấy giờ. Theo lời khuyên của bạn bè, Claire Syril đến Montréal vào năm 1967 tìm cơ hội thử thời vận. Ban đầu, cô nghĩ mình chỉ ở lại vài tháng, nào ngờ đất lành chim đậu : tác giả trẻ tuổi này sẽ ở lại luôn tại vùng Québec. Trong vòng hơn một thập niên, từ năm 1967 đến năm 1982, Claire Syril đã cho phát hành ba album phòng thu và hơn 20 đĩa đơn (đĩa nhạc 45 vòng).

    Thành công nhờ sáng tác và biểu diễn, Claire Syril còn chuyên soạn nhạc với hai nghệ sĩ vùng Québec là André Rousseau và Michel Gallo. Sự hợp tác của ba tác giả này cho ra đời nhiều bài hát ăn khách, chẳng hạn như « C'est ça la vie » (Đời là như thế), « Tu me reviens » (Người về bên ta), «C'est le temps de partir » (Đến lúc ra đi) …. Ngoài chất giọng trong sáng, sở trường của Claire Syril còn nằm trong cái tài soạn hợp âm, làm giàu giai điệu qua việc dùng nhiều nhạc cụ (ghi ta, saxophone, dương cầm, vĩ cầm hay phong cầm) nhờ vậy mà tạo ra được những lớp âm thanh phong phú.

    Sau gần 15 năm sự nghiệp sáng tác và ca hát, Claire Syril kể từ giữa những năm 1980, chuyển qua ngành xuất bản và điều hành các ấn bản (sách báo) nghệ thuật cho tập đoàn truyền thông Québecor. Tên tuổi của Claire Syril thường hay được gắn liền với những nhạc phẩm ăn khách như « Amour, amour » (Tiếng gọi tình yêu) , « Mon cœur cherche ton cœur » (Tim em đập cùng tim anh). Riêng giai điệu « Après l'orage » từng được tác giả Nhật Ngân phóng tác thành nhạc phẩm « Tình sau cơn bão » do các giọng ca Ngọc Lan, Kiều Nga hay Cao Lâm ghi âm.

    Thầm cầu mong cho mưa tạnh, hết rồi tháng ngày hiu quạnh. Bất hạnh rồi cũng qua nhanh, điềm lành những mãnh trời xanh. Thầm cầu mong cho giông bão, trên đường tình sớm qua mau. Cho đôi mình gặp lại nhau, yêu thương như thuở ban đầu.

    Más Menos
    9 m
  • Triều đình Huế qua lăng kính của nghệ sĩ Việt và Pháp cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20
    Apr 11 2025
    Một hoàng đế Việt Nam bộ hành đến đàn Nam Giao làm lễ tế trời. Một phái bộ Pháp được triều Nguyễn đón tiếp. Chân dung từng thành viên của phái bộ do chánh sứ Phan Thanh Giản dẫn đầu đến Paris đàm phán chuộc lại ba tỉnh miền Tây... Tác giả những hình ảnh quý hiếm này là các họa sĩ và nhiếp ảnh gia người Việt, Pháp và được giới thiệu trong triển lãm “Cái nhìn giao thoa về triều đình Huế” (Regards croisés sur la Cour impériale de Huế), Bảo tàng Quai Branly - Jacques Chirac từ ngày 06/03 đến 30/06/2025. Những nghệ sĩ vô danh ghi lại lịch sửKhông có quy mô lớn, triển lãm giới thiệu đến công chúng bối cảnh sáng tác những tác phẩm đó trong môi trường thuộc địa và triều đình Huế không ngừng thu hút sự tò mò của người Pháp. Được thể hiện qua lăng kính của các nghệ sĩ Pháp, Việt, các tác phẩm được đặt cạnh nhau mà không đối lập nhau để người xem có thể hiểu rõ hơn về động lực, mục đích của từng tác giả. Và đặc biệt hơn nữa, họ đều là những người vô danh.Caroline Herbelin, tiến sĩ lịch sử nghệ thuật, giảng viên Đại học Albany, Mỹ, đồng phụ trách triển lãm với Sarah Ligner - quản lý di sản Bảo tàng Quai Branly - Jacques Chirac, giải thích với RFI Tiếng Việt : “Mục đích của chúng tôi là trưng bày các tác phẩm có từ trước khi Trường Mỹ thuật Đông Dương thành lập vào năm 1924 đánh dấu sự khởi đầu cho nghệ thuật hiện đại ở Đông Dương. Qua triển lãm nhỏ này, chúng tôi hy vọng người xem sẽ khám phá ra những họa sĩ ít được biết đến như Nguyễn Văn Nhân, Tôn Thất Sa hay Nguyễn Thứ. Chúng tôi biết được đôi chút thông tin về tiểu sử vì họ tham gia vào Hội Những người bạn Cố đô Huế, được thành lập năm 1913 để đề cao di sản văn hóa Huế.Tuy nhiên, hầu hết các tác phẩm được trưng bày đều vô danh. Điều này là do tính chất công việc ban đầu. Những tác phẩm này không phải do các nghệ sĩ - theo định nghĩa phương Tây - tạo ra mà là các công chức hoặc viên chức cấp cao. Họ được đào tạo bài bản về quan chức triều đình, kể cả việc thành thạo thư pháp, hội họa và họ thực hiện những tác phẩm này song song với công việc. Ngoài ra còn có một số tác phẩm có thể được thực hiện bởi các nghệ nhân từ các xưởng chế tác hoàng gia”.Về phía các nghệ sĩ hoặc người Pháp đặt hàng, khó có thể tách bạch sự say mê với nghi lễ quân chủ, sự trân trọng về văn hóa và vẻ đẹp, sự quan tâm tìm tòi tài liệu và mục đích tuyên truyền. Còn người nghệ sĩ Việt Nam đáp ứng mong đợi của người đặt hàng, nhưng không để bị phục tùng. Họ đưa vào đó cách nhìn riêng, diễn giải lại văn hóa của họ thông qua các quy tắc và phong tục mới. Có thể thấy điều này, cũng như sự khác biệt của hội họa truyền thống Việt Nam, trong tác phẩm khổ lớn Lễ tiếp đón quan chức Pháp ở triều đình Huế (Réception de personnalités françaises à la cour de Huế), theo giải thích của Caroline Herbelin :“Điều thú vị là với những tác phẩm có hai kiểu khổ này, người ta thấy được những yếu tố vẫn có trong hội họa dân gian Việt Nam, ví dụ tranh khắc dân gian, khắc chữ phổ biến ở xứ Huế, và đáng chú ý là các vùng phẳng có màu sắc tươi sáng. Tác phẩm “Lễ tiếp đón quan chức Pháp ở triều đình Huế” không sử dụng bóng và hầu như không tạo khối, trái với những gì người ta thấy có trong hội họa châu Âu. Nhưng thú vị nữa là cũng có thể thấy những yếu tố trong hội họa Trung Quốc thời bấy giờ, đặc biệt là cảm hứng từ tranh xuất khẩu của Trung Quốc, từ cuối thế kỷ 18 và được làm riêng cho thị hiếu châu Âu. Do đó có thể thấy trong những tác phẩm ở Việt Nam có điểm tương đồng phần nào, đặc biệt là việc sử dụng phối cảnh, phẳng, khổ hình chữ nhật, vuông dễ vận chuyển, thường được đóng khung để treo cố định trên tường. Những điểm này khác hẳn với những bức tranh cổ điển ở Việt Nam, thường là tranh cuộn theo chiều dọc và chiều ngang, không treo hoặc trưng bày cố định được”.Phá vỡ uy nghi, đưa triều đình đến gần ...
    Más Menos
    10 m
adbl_web_global_use_to_activate_webcro768_stickypopup

Lo que los oyentes dicen sobre Tạp chí văn hóa

Calificaciones medias de los clientes

Reseñas - Selecciona las pestañas a continuación para cambiar el origen de las reseñas.